Tuyển sinh 2020: Cần lưu ý gì với điểm ưu tiên khu vực?
Năm nào đến mùa thi, mùa tuyển sinh cũng bắt gặp tình trạng thí sinh bị mất điểm cộng ưu tiên khu vực hoặc phải điều chỉnh lại hồ sơ vì nắm chưa vững những quy định liên quan.
Hỏi: Năm nay tôi có con thi tốt nghiệp THPT. Vậy xin hỏi, đối với ưu tiên khu vực, cần chú ý những điểm gì?
Trả lời: Hiện nay, có rất nhiều văn bản quy định về chính sách ưu tiên khu vực. Đối với Các văn bản của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc gồm 8 văn bản; đối với các văn bản của Thủ tướng Chính phủ thì gồm 6 văn bản. Các văn bản quy định về chế độ ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh. Trong đó, có quy định ưu tiên khu vực đối với thí sinh học tại các trường THPT và tương đương có sự thay đổi chế độ ưu tiên. Cụ thể:
Đối với các trường THPT do thay đổi địa giới hành chính, chuyển địa điểm hoặc thay đổi cấp hành chính, chính sách dẫn đến thay đổi mức ưu tiên khu vực thì mỗi giai đoạn hưởng mức ưu tiên khác nhau, trường sẽ được gán một mã trường khác nhau cùng với một mức ưu tiên khu vực phù hợp.
Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại trường THPT chọn và điền đúng mã trường theo các giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực. Ví dụ: Trường THPT Nguyễn Đình Liễn từ năm 2013 về trước đóng trên địa bàn Xã Cẩm Huy, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV2-NT, từ năm 2014 Trường chuyển đến địa bàn Xã Cẩm Dương, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV1.
Vậy Trường này sẽ được gán 2 mã khác nhau: Mã 068 - gán cho Trường trong thời gian từ năm 2013 về trước; Mã 053 - gán cho Trường trong thời gian từ năm 2014 đến nay. Nếu thí sinh học tại Trường này từ năm 2013 đến năm 2015, lớp 10 sẽ khai mã trường là 068, lớp 11 và lớp 12 khai mã trường là 053).
Cách xác định mức điểm ưu tiên như sau: Mức điểm ưu tiên xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30. Nếu trường xét tuyển với thang điểm khác với thang điểm này. (Ví dụ trường nhân hệ số môn chính trong tổ hợp xét tuyển) thì phải qui đổi mức điểm ưu tiên tương ứng với thang điểm mới và công bố trong Đề án tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
Các quy định “điểm xét tốt nghiệp” trong quy chế được hiểu là một điều kiện (ngưỡng đảm bảo chất lượng) để thí sinh đăng kí tuyển sinh vào các trường đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, trường không được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển trực tiếp.
Hỏi: Có thể thấy năm nay hầu hết các trường đều dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển. Như vậy cơ bản lại là kì thi “2 trong 1”, chỉ là tên gọi khác. Vấn đề là đề thi. Với học sinh giỏi, học sinh chuyên rất lo lắng khi mà dải điểm để phân loại hẹp?
Trả lời: Bà Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT nói: Tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các căn cứ nhà trường dành chỉ tiêu để xét tuyển.
Năm 2020 theo chủ trương, các địa phương chủ trì kì thi tốt nghiệp THPT, nhưng đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi đảm bảo tính phân hóa, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kì thi; khâu thanh tra - giám sát có sự tham gia phối hợp của các cán bộ giảng viên các trường đại học. Theo tôi, kết quả thi đảm bảo độ tin cậy để các trường sử dụng xét tuyển. Đối với một số ngành có độ cạnh tranh cao với nhiều thí sinh giỏi đăng kí xét tuyển, các trường sẽ chủ động đưa ra các tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp vào học.
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm...