Từ vụ trẻ mầm non bị đánh dã man, để không trở nên một loại “phụ huynh độc hại”

Sự kiện: Giáo dục

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều việc làm của cha mẹ dần khiến mình trở nên một loại “phụ huynh độc hại”, bạo hành con mà không hề biết. Sự việc trẻ mầm non bị đánh dã man ở Bắc Giang đã cho thấy hậu quả của bạo hành.

Trẻ ảnh hưởng lớn tâm lý

Sự việc bé gái 2 tuổi bị các bạn cùng lớp ở Bắc Giang dã man là bạo hành hay bạo lực giữa trẻ và trẻ. Nhưng chính xác đây là hậu quả của bạo hành. Bé trai 3 tuổi (bạn được coi là đánh bé gái dã man nhất- PV) có thể là nạn nhân do tình trạng bạo hành, có thể em đã từng bị bố mẹ đánh đập, nhưng khả năng em bắt chước hành vi khi chứng kiến cảnh bạo hành là có phần đúng hơn. Đó cũng là một trong các hậu quả của tình trạng bạo hành trong gia đình mà trẻ em hay con cái trong nhà thường là nạn nhân.

Trẻ mầm non bị bạn đánh dã man ở Bắc Giang. Ảnh TL

Trẻ mầm non bị bạn đánh dã man ở Bắc Giang. Ảnh TL

Bạo hành gia đình được chia ra nhiều loại. Với trẻ em phần lớn là bạo hành về thể chất và tinh thần, cũng có một số liên quan đến tình dục. Hầu như tất cả sự bạo hành này đều để lại những tổn thương về tâm lý sâu sắc cho đứa trẻ và có thể kéo dài cho đến khi trưởng thành. Mặc dù tưởng như đã chìm trong quá khứ từ thủa ấu thơ, nhưng thực sự là có những tác động vô hình lên hành vi, nhận thức và cảm xúc của người ấy.

Ngay từ khi còn là đứa trẻ, hậu quả của bạo hành thể chất và tinh thần cũng tạo ra những dấu ấn đa dạng và sâu sắc, đặc biệt là về tinh thần. Khi bị đánh vài ba roi, thậm chí là mỗi ngày đều bị đánh, thì những tổn thương bên ngoài, sự đau đớn về thể chất chỉ là "chuyện nhỏ" so với những tác động đến cảm xúc và nhận thức của trẻ.

Còn đối với những "tấn công" về mặt tinh thần, như sự bỏ rơi, những lời lẽ mắng chửi, mỉa mai, cay độc … tưởng như chỉ làm cho đứa trẻ buồn bã, lo lắng hay đau khổ trong chốc lát. Vì sau đó trẻ vẫn có vẻ bình thường, có khi còn vui vẻ, đùa giỡn, trêu chọc anh em… nhưng thực chất, sự bạo hành về tinh thần đó đã từ từ bào mòn đi sự tự tin, ý thức tự giác, lòng tự trọng của trẻ.

Nếu thường xuyên phải hứng chịu sự bạo hành hay chứng kiến cảnh bạo hành trong nhà, khả năng diễn đạt của trẻ sẽ kém đi. Có trẻ lại trở nên tàn nhẫn với những con vật nhỏ bé xung quanh, hay bạn bè. Có trẻ gây ra sự phá hoại trên đồ vật…. Có trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tự thu mình và tự làm đau bản thân.

Sự ngộ nhận của cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi mình không đánh đập con cái, không làm cho con đau đớn về thể chất, nghĩa là mình không bạo hành con. Hay cho rằng những câu chửi bới mỉa mai... giữa người lớn với nhau hay thậm chí là tự dằn vật chính mình, tự mình bày tỏ sự khó chịu, đau khổ hay khóc lóc trước mặt đứa trẻ sẽ không làm cho nó tổn thương mà sẽ làm cho nó biết quan tâm và thương yêu bố mẹ hơn. Đó chính là một sự lầm lẫn tai hại.

Tương tự khi đứa trẻ phải chứng kiến cảnh bố mẹ đánh mắng, chửi bới nhau. Và khi bố mẹ tỏ ra đau khổ, tự "hành hạ" mình , thì đó cũng là cách bạo hành lên tâm hồn đứa trẻ…. Nếu như những tình huống đó cứ lặp lại, trẻ dần trở nên vô cảm. Bầu không khí gia đình sẽ khiến cho trẻ lẫn bố mẹ bị "nhiễm độc" và trở nên xa cách nhau mà không hiểu tại sao.

Nhiều bố mẹ khi hối hận sau những lời trách mắng tìm cách bù đắp cho con bằng quà bánh, bằng sự chiều chuộng, đáp ứng vô điều kiện một số những đói hỏi của con về vật chất. Họ tưởng là làm như thế thì trẻ sẽ cảm động, biết vâng lời và trở lại yêu thương tôn trọng mình như cũ mà quên đi những sự bạo hành… Đó chính là thái độ mâu thuẫn của quan điểm giáo dục áp đặt và nuông chiều, trong khi trẻ lại mong muốn sự yêu thương và tôn trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với những trẻ nhạy cảm, thông minh sẽ dựa vào sự nhầm lẫn trong cách cư xử này của bố mẹ và từng bước trở nên một "kẻ độc tài" trong gia đình. Chúng trở thành những đứa trẻ ngoan"có điều kiện" và trở nên biết "tính toán" trong việc "phân phối" tình cảm. Chúng biết cách làm cho bố mẹ hài lòng. Cho tới khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, lúc trưởng thành bố mẹ với mỡ mộng, xã hội có thêm một kẻ lưu manh giả danh lương thiện.

Chính kì vọng về đứa trẻ từ đó tạo ra những áp lực vô hình lên con, cũng tương tự như những lời chê bai trách móc. Bố mẹ có thể nói lên những mong ước của mình, nhưng đừng biến nó thành những gánh nặng và ám ảnh về tương lai của con, mà trong một góc độ nào đó cũng chẳng khác nào sự bạo hành.

Để không là "phụ huynh độc hại"

Để không trở nên một loại "phụ huynh độc hại" hãy sống với sự quân bình và am hiểu. Am hiểu tính cách của mình và của con, quân bình trong cảm xúc cũng như trong cuộc sống của mình và gia đình!.

Chúng ta cũng nên tập cho con cái có được sự quân bình như thế. Đừng vì áp lực của học tập, của điểm số và bằng cấp mà buộc con cái phải học hành thâu đêm suốt sáng. Nhưng cũng không tạo thói quen cho trẻ gắn bó với các thiết bị điện tử để giải trí một cách quá nhiều.

Có nhiều người rất coi thường chuyện "làm việc nhà". Với những gia đình lao động hay trung lưu, bố mẹ dành hết việc này cho mình, con chỉ phụ giúp cho vui, để thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi và giải trí. Còn với các gia đình "có điều kiện", việc nhà là việc của Ô sin – con cái, đặc biệt là con trai thì không cần biết tới. Cũng từ đó, khi đã có những lệch lạc trong cuộc sống ngay từ khi con còn nhỏ qua hội chứng "con cưng", thì có khi bố mẹ lại điều chỉnh bằng cách tạo ra những áp lực.

Từ các điều mong muốn rồi tới bắt buộc, rồi tới mỉa mai và bắt đầu, dấu hiệu của bạo lực sẽ xuất hiện và dần dần đầu độc bầu khí gia đình lúc nào không hay biết. Cho đến khi trẻ bị "nhiễm độc", xuất hiện các vấn đề về hành vi, ứng xử và tổn thương về nhân cách, về bản chất… lúc đó, bố mẹ mới quan tâm và cho đi chữa trị tâm lý. Tuy trẻ có thể không đến nỗi tử vong, nhưng những tổn thương tâm lý là điều khó có thể lành lặn mà không để lại những vết sẹo trong tâm hồn.

Hãy sống với sự tự nhiên dựa trên tính cách của từng thành viên trong gia đình, chấp nhận những dị biệt và hạn chế trong khả năng nhưng luôn có sự đối đãi chân thành và tử tế. Chính sự vui vẻ và niềm tin vào nhau là chất keo gắn kết giữa bố mẹ và con cái và là liều thuốc giải độc cho tình trạng bạo hành trong gia đình. Bạo hành gia đình có thể khiến nạn nhân hôm nay trở thành thủ phạm mai sau.

Nguồn: [Link nguồn]

Phụ huynh tay không rời điện thoại kể cả khi ngồi ăn khiến con cái gặp phải vấn đề nghiêm trọng này

Với nhiều phụ huynh, một phút không kiểm tra điện thoại chính là tra tấn. Thế nhưng, chắc hẳn nhiều người không biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Khanh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN