Tư vấn chọn trường cho thí sinh tự do
Thí sinh tự do trên cả nước đang chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2013. Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT tại TPHCM chia sẻ kinh nghiệm chọn ngành nghề.
Thông thường, ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này của bạn. Tuy nhiên, thực tế giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn.
Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch... và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình.
Ông Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT tại TPHCM
Nhiều sinh viên không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này.
Không ít người chọn ngành học không phải vì niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung... Vì thế đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang.
Trong việc chọn ngành học cũng như chọn việc làm, những hứa hẹn về tài chính mà ngành học mang lại luôn được cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khi đã xác nhận được thiên hướng cá nhân rồi, cần xem xét việc làm đó có mang lại cho bạn nguồn lợi tài chính đáng kể hay không để chọn trường.
Làm gì nếu không trúng tuyển ĐH?
Học sinh các trường THPT tham quan tìm hiểu ngành nghề tại một trường ĐH ở Đồng Nai. Ảnh: Q.P
Không ít người chọn ngành học không phải vì niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung... Vì thế đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang.
Đối với nam, nên chọn những khóa học từ một năm trở lên tại các trường đào tạo về điện công nghiệp và dân dụng, đầu bếp, cơ khí, điện máy, sửa chữa ô tô, thợ hàn, thợ cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, thiết kế đồ họa, xây dựng, điện tử viễn thông…
Đây là những nghề mà nhu cầu tuyển dụng rất cao. Khi lựa chọn những trường này, các em phải chú ý đến vấn đề bằng sẽ do ai cấp? Chương trình học có bảng điểm hay không?
Các em không nên học ở những trung tâm đào tạo do công ty cấp bằng. Bên cạnh đó, phải quan tâm đến bảng điểm. Một số trường khi học xong họ chỉ cấp một bảng điểm ghi thời gian học, kết quả thi tốt nghiệp xếp loại mà không ghi chi tiết cấu trúc chương trình học, thời gian học…
Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng không hiểu các em được học gì về nghề đó và khả năng của các em có đáp ứng được công việc mà họ yêu cầu hay không? Quan trọng nhất trong thời gian đi học, các em cố gắng dành thời gian để đi học ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Đối với nữ, những em không vào đại học nên chọn các chương trình trung học nghiệp vụ về kế toán, ngoại ngữ và học thêm các lớp chuyên đề như PR, marketing, nghiệp vụ bán hàng, công nghệ chế biến nông lâm sản, du lịch, dược, nhà hàng khách sạn, thợ may công nghiệp…
Thí sinh tự do phải đặc biệt lưu ý mục 15 trong hồ sơ đăng ký dự thi. Đây là nơi khai mã đơn vị ĐKDT. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại đâu thì ghi ở nơi đó, mã đơn vị ĐKDT cũng chính là nơi mà thí sinh nộp hồ sơ.
Theo quy định, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại tỉnh, thành phố mà mình có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo quy định của Sở GD-ĐT…
Nguyễn Quốc Cường
Chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT tại TPHCM