Từ nông thôn tới Đại học Harvard, chàng trai tiết lộ bí quyết học tập

Sự kiện: Giáo dục

Không chỉ trúng tuyển vào Đại học Harvard, chàng trai này còn đậu vào những trường đại học hàng đầu khác là California, Bắc Kinh và Hồng Kông.

Trong suốt thời gian đi học, Chen Jieqi (Trung Quốc) là một người kỳ lạ trong mắt các bạn cùng lớp, lúc nào cũng ngồi trong lớp học bài, đến giờ ra chơi cũng hiếm khi chơi, hay cười và đặc biệt là ngủ tới 10 tiếng mỗi ngày.

Điều mà nhiều người không thấy là trong lớp Chen Jieqi thích nghe giáo viên giảng bài hơn, hạn chế ghi chép vì có thể làm gián đoạn quá trình suy nghĩ, tuy không làm quá nhiều bài tập nhưng đều nắm chắc kiến chức.

Chen Jieqi (bên phải)

Chen Jieqi (bên phải)

Khi được hỏi về bí quyết học tập, Chen Jieqi sau nhiều dịp chia sẻ kinh nghiệm với các bạn sinh viên, anh cũng rút ra được một số điểm chính dưới đây.

1. Nỗ lực là thứ duy nhất có thể kiểm soát được

Một người thầy từng nói với Chen Jieqi rằng: “Đợi đến một ngày, các em bắt đầu chấp nhận xã hội này có nhiều giai cấp khác nhau, thường phải mất một thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ khổ luyện mới có thể chuyển từ giai cấp này sang giai cấp khác. Các em sẽ hãy biết ơn kỳ thi, vì kỳ thi là con đường tắt cho phép bạn nhanh chóng bước vào cấp độ cao hơn”.

Chen Jieqi cũng thường tự hỏi điều gì đã khiến tôi từ một thị trấn nhỏ ở tỉnh Chiết Giang đến Bắc Kinh để được học trường trung học tốt nhất, rồi đỗ Đại học Bắc Kinh, Đại học Hồng Kông, Đại học California và cuối cùng có cơ hội vào Đại học Harvard học tiếp.

Gia cảnh Chen Jieqi rất bình thường nhưng anh từng bước đi lên, nếu không chịu đổ mồ hôi công sức, vượt qua những kỳ thi thì không thể có được như ngày hôm nay.

Frank H. Knight, một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 từng nói: “Có 3 yếu tố quyết định thành công của một người, thứ nhất là bẩm sinh, thứ 2 là may mắn, thứ 3 là chăm chỉ”.

Câu này có thể trở thành cái cớ để một số người trốn tránh khó khăn, xem yếu tố bẩm sinh là quan trọng nhất. Nhưng bất cứ khi nào Chen Jieqi nghĩ về những lời của Frank, anh sẽ làm việc chăm chỉ hơn và biết ơn kỳ thi hơn, bởi vì câu này chẳng qua là một sự thật: Sự phân bổ tài nguyên trên thế giới này không đồng đều, hoặc rất không công bằng nhưng đó lại là thực tế cuộc sống.

2. Đừng ghét một môn học chỉ vì bạn ghét giáo viên đó

Khi Chen Jieqi còn học trung học cơ sở, giáo viên dạy tiếng Trung của anh vừa mới tốt nghiệp cử nhân. Ban đầu anh không thích cô giáo này nhưng vẫn làm bài tập cẩn thận. Anh cho biết bản thân học giỏi hơn người khác nên tự nhiên thấy hứng thú và muốn học nhiều hơn. Dù giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng bản thân việc tự học cũng rất quan trọng.

Nhiều năm học sau này khiến Chen Jieqi hiểu rằng, mình đã may mắn vượt qua một trở ngại trong tư duy. Nhiều học sinh sẽ ghét một môn học nào đó vì ghét một giáo viên đó, đây là hiện tượng rất phổ biến nhưng cũng rất phi lý.

Giáo viên dạy không tốt ở một khía cạnh nào đó họ có lỗi với học sinh, nhưng bạn cũng đã tự tước đi quyền hứng thú với kiến thức. Kiến thức sẽ không trở nên vô dụng chỉ vì nó do một giáo viên bạn không thích truyền đạt.

Suy nghĩ sâu hơn một chút, vấn đề cốt lõi thực sự ở đây là trong quá trình tiếp thu kiến ​​thức hay kỹ năng, bạn không nên quá ỷ lại vào người thầy. Khả năng tự học thực sự là khả năng quan trọng nhất trong học tập.

3. Biết tổng kết và ghi nhớ

Chen Jieqi cho rằng, bản thân mình thích có được cảm giác đạt được thành tựu là nhờ chơi cờ tướng. Vì ở quê nên không có ai dạy chơi cờ tướng bài bản, anh chỉ biết luyện cờ cùng với ông nội.

Ông nội của anh trong khi chơi thích chơi lại các bước cũ, tranh luận, ghi nhớ các bước đi sai của mình. Điều này khiến anh nhớ hết các bước đi của từng quân cờ.

Trong khi rèn luyện trí nhớ, kỹ năng chơi cờ của anh cũng không ngừng được cải thiện, cuối cùng đã giành được vị trí thứ 8 toàn quốc trong một cuộc thi cờ tướng.

Nhiều năm sau nhìn lại, Chen Jieqi nhận ra việc "chơi lại" đã giúp ích rất nhiều cho trí nhớ của mình.

Sự phát triển của một số thói quen tốt thường mang lại lợi ích cho con người suốt đời. Bạn không biết tại sao điều này là tốt, bởi vì bạn đang làm điều đúng đắn. Nhưng nếu thói quen của bạn là xấu, bạn sẽ sớm biết tại sao điều này là xấu, bởi vì bạn sẽ sớm nhận hậu quả vì thói quen xấu này.

Chen Jieqi cho biết, tóm tắt thực chất chỉ là một phương tiện để làm cho thông tin đưa vào não có trật tự hơn, còn việc đọc thuộc lòng và ghi nhớ mới là mục đích. 

4. Học một cách bài bản và trung thực

Chen Jieqi phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị, khi tôi quay lại trường cấp 2 để giảng bài về phương pháp học tập cho các học sinh lớp dưới, anh sẽ luôn bị hỏi những câu như thế này: Em không giỏi một môn nào đó, làm sao để cải thiện điểm số?

Cải thiện điểm số là ước mơ của mọi học sinh. Đằng sau câu hỏi này phản ánh thực tế rằng học sinh cấp 2 nào cũng có nỗi lo sợ là không có đủ thời gian: “Sắp thi rồi, không có có đủ thời gian học nữa”.

Có một số học sinh bị ám ảnh bởi các phương pháp học của người khác. Họ cẩn thận so sánh các phương pháp trong đó để tìm ra phương pháp tốt nhất.Tuy nhiên, kết luận của mỗi người thường khác nhau.

Sau này, Chen Jieqi dần hiểu ra rằng, thực ra các học sinh này là do có cảm giác áp lực thời gian. Thời gian không còn nhiều, vì vậy chỉ có thể dựa vào một số thủ đoạn để tăng hiệu quả. Ẩn đằng sau điều này là kiểu suy nghĩ: "Tốt nhất là có cách cho phép tôi đạt điểm cao mà không cần nỗ lực".

Cách học dễ dàng nhất là gì? Sau khi vào đại học, Chen Jieqi cũng đã thảo luận về chủ đề này với những sinh viên xuất sắc xung quanh mình. Anh nhận thấy những học sinh xuất sắc ở trường trung học cơ sở thường không học bên ngoài quá nhiều, họ thường hoàn thành bài tập hằng ngày một cách nghiêm túc và từng bước.

Chen Jieqi  nhận thấy rằng, chỉ có một phương pháp học tiết kiệm và hiệu quả nhất đó học một cách trung thực.

Không có phương pháp nào hiệu quả hơn việc hoàn thành từng bước các nhiệm vụ học tập hằng ngày. Không ai hoặc bất kỳ phương pháp nào có thể làm điều đó cho bạn.

Chàng trai làm công nhân vệ sinh đậu vào Đại học Luật Harvard

Vượt qua bao khó khăn và trở ngại, chàng trai da màu có xuất thân nghèo khó này cuối cùng cũng chạm tay vào ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN