Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này

Sự kiện: Dạy con

Đằng sau sự sa sút của con cái là 3 nguyên nhân phổ biến mà bậc cha mẹ nào cũng cần biết khi dạy con.

Có một người mẹ ở Trung Quốc chia sẻ rằng:

“Con trai tôi 17 tuổi, ngoan ngoãn, thông minh, học giỏi, từ nhỏ tới lớn chưa từng bị cha mẹ đánh đập hay la mắng.

Thằng bé luôn là ‘con nhà người ta’ trong mắt hàng xóm, là học trò cưng của giáo viên. Chồng tôi có yêu cầu rất cao đối với con trai mình nhưng cũng thoả mãn với bất cứ điều gì thằng bé muốn.

Tuy nhiên, từ khi vào cấp 3, con trai tôi dường như đã thay đổi. Thằng bé bắt đầu cảm thấy chán học, thậm chí có lúc còn trốn học.

Khi ở nhà, thằng bé nhốt mình trong phòng cả ngày, nằm ngủ hoặc chơi điện thoại di động, không giao tiếp với người khác.

Thấy con như vậy, tôi và chồng rất lo lắng, quyết định đưa con đến bệnh viện để khám.

Tôi đã bị sốc khi biết con mình mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu.

Tôi tự hỏi tại sao những đứa trẻ ngoan ngoãn, nhạy cảm lại bị trầm cảm? Trẻ có bị trầm cảm ngay cả khi không bị đánh đòn hay la mắng? Những học giả hàng đầu thế giới có bị trầm cảm bao giờ chưa?”.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trường hợp của người mẹ này không phải là hiếm, trên thực tế có không ít những đứa trẻ giỏi giang, ngoan ngoãn bị trầm cảm. Nguyên nhân dẫn tới điều này có thể nằm trong 3 trường hợp dưới đây:

1. Con cái bị bỏ mặc cảm xúc

Trong câu chuyện của người mẹ trên, hóa ra sau khi đứa trẻ chào đời, mẹ không có thời gian chăm sóc, cha lại đi làm xa thành phố nên cậu bé được bà ngoại ở quê chăm sóc.

3 tuổi cậu bé đã được cho đi học mẫu giáo, cha mẹ bận rộn nên thời gian chủ yếu ở bên cạnh bảo mẫu.

Những đứa trẻ bị bỏ mặc về mặt tình cảm trong một thời gian dài sẽ trở nên nhạy cảm, tự ti, nhút nhát và không dám thiết lập mối quan hệ cá nhân sâu sắc hơn với người khác. Trẻ chỉ có thể nhận được sự chấp thuận của cha mẹ thông qua việc học tập.

Khi trẻ bước vào bậc trung học, sự chấp thuận của cha mẹ không còn có thể tạo động lực cho chúng nữa. Áp lực học tập tăng cao vượt quá sức chịu đựng tâm lý của trẻ, chúng chỉ có thể sử dụng game di động như một lối thoát cảm xúc.

Những biểu hiện của việc trẻ bị bỏ mặc cảm xúc như cha mẹ thờ ơ với nhu cầu tình cảm của con, thường xuyên la mắng con, coi thường và hay đổ lỗi cho con, làm gián đoạn hoặc cưỡng chế việc con thể hiện cảm xúc…

2. Cha mẹ kỳ vọng quá mức vào con cái

Có một cô bé từ nhỏ đã học rất giỏi nhưng khi bước vào cấp 2 liền tỏ ra chán học. Cô bé nói với cô giáo của mình rằng: “Đó là lỗi của em, em xin lỗi mọi người”.

Cô giáo rất ngạc nhiên, khi đến thăm gia đình thì mới hiểu được nguyên nhân.

Hóa ra từ khi cô bé còn nhỏ, cha mẹ đã muốn con gái mình lọt vào top 10 trong mỗi cuộc thi. Khi cô bé lọt top 5, họ lại muốn vào top 3.

Ngoài việc học trên lớp, cha mẹ còn muốn con gái phải thi đỗ đàn piano cấp 10, ưu tiên học múa truyền thống…

Hoá ra điều đè nặng lên trẻ em không phải việc học hành mà là sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ.

Sự kỳ vọng nhân danh tình yêu này đã trở thành “chướng ngại vật” lớn nhất trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này - 2

3. Cha mẹ đề cao sự hy sinh của bản thân

Mọi thứ đều vì con, hy sinh tất cả vì con, thậm chí hy sinh hạnh phúc của riêng mình, để con gánh chịu tất cả những điều này. Đây là món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con cái mình.

Có một bà mẹ có 2 đứa con đều học giỏi, được nhiều phụ huynh ghen tị.

Nhưng một ngày nọ, 2 đứa con nói với mẹ rằng chúng không muốn đến trường nữa. Người mẹ cảm thấy rất sốc.

Sau đó, 2 đứa trẻ lần lượt trốn học, người mẹ không chịu nổi nữa gục xuống òa khóc.

“Mẹ đã làm gì sai? Mẹ đã vất vả chăm sóc các con, nhịn ăn nhịn mặc, cũng chẳng dám đi đâu chơi, hy sinh tất cả vì các con trong ngần ấy năm trời. Thế rồi các con lại đối xử với mẹ như thế này”.

Không ngờ các con cô lại đáp rằng:

“Ai bảo mẹ phải sống như vậy? Chẳng phải mẹ làm vì mẹ thích sao? Mẹ muốn đi chơi tụi con cấm được ư? Mẹ muốn mua nhưng tụi con không cho mẹ mua? Mẹ muốn ăn như tụi con không cho mẹ ăn à?”.

Trong mắt con cái, người mẹ dù có hy sinh đến đâu cũng không giành được sự công nhận của cả gia đình mà ngược lại, mẹ trở thành người bị chính mình và người khác ghét bỏ.

Các nhà tâm lý học cho rằng, cảm giác cống hiến, hy sinh của người mẹ thực chất chẳng có ý nghĩa gì ngoại trừ việc khiến con cái cảm thấy nặng nề.

Các ông bố, bà mẹ Nhật “đẩy” con ra xã hội từ rất sớm. Những đứa trẻ một mình đi học mà không cần sự đưa đón của bố mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN