Từ đứa trẻ thiểu năng trí tuệ trở thành thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại

Người đời luôn ghi nhớ Thomas Edison với những cống hiến đã góp phần làm thay đổi nền văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, ông đã bị đuổi học ngay khi mới “chân ướt chân ráo” bắt đầu vào tiểu học vì quá “đần độn”.

Vào một ngày năm Thomas Edison 8 tuổi, giáo viên có gửi cho mẹ cậu bé 1 bức thư. Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison thấy mẹ mình khóc không ngừng. Hỏi bà về nội dung, bà đọc rõ ràng từng chữ: “Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình”.

Từ đứa trẻ thiểu năng trí tuệ trở thành thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại - 1

Thomas Edison - nhà phát minh đại tài của thế giới từng bị coi là đứa trẻ đần độn.

Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Đột nhiên, ông tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên bức thư năm xưa: "Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa".

Edison sau đó đã khóc trong nhiều giờ liền.

Đứa trẻ đần độn

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847 tại Milan, Ohio (Mỹ), là con út trong gia đình có 7 anh chị em. Bố của ông, Samuel Edison, là chủ một quán rượu và buôn bán bất động sản. Mẹ ông, bà Nancy Edison, là một giáo viên. Năm 1854, gia đình ông chuyển tới Port Huron, Michigan do cha làm ăn thua lỗ.

Từ nhỏ Edison đã là một đứa trẻ ốm yếu. Vì tình trạng bệnh tật của cậu bé cộng thêm tài chính gia đình gặp khó khăn, 8 tuổi Edison mới bắt đầu đi học.

Tuy nhiên tại đây, Thomas Edison luôn bị giáo viên xem là “thiểu năng trí tuệ”. Trong lớp học của những năm 1800, Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Rất ít người biết về chứng bệnh này vào thời điểm đó. Phải đến đầu những năm 1900, tức hàng chục năm sau khi Edison rời trường, những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc mới được thực hiện.

Không chỉ có giáo viên, chính cha của cậu cũng cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bác sĩ gia đình thì e ngại rằng trí não của Edison bị tổn hại từ thuở lọt lòng.

Trong cuốn tiểu sử "Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ", tác giả Louise Betts có nhắc tới lý do Edison gặp vấn đề với phong cách giảng dạy ở trường.

Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da. Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ. Đòn roi của bà thậm chí còn nặng hơn cả chồng.

Edison không thể thích nghi được với phương pháp giảng dạy thô lỗ và thiếu tính linh hoạt. Cậu bé không thể học trong nỗi sợ hãi. Cậu cũng không thể ngồi yên và ghi nhớ.

Edison đã phải rời trường Port Huron, Michigan, ngôi trường chính thức đầu tiên cậu bé theo học.

Người mẹ vĩ đại

Thế nhưng, khi tất cả mọi người đều quay lưng và nói rằng Edison không có triển vọng, thì vẫn có một người luôn đặt trọn niềm tin vào cậu. Đó chính là “người mẹ vĩ đại” - bà Nancy Elliot, sau đó đã quyết định sẽ giáo dục con trai tại nhà.

Từ đứa trẻ thiểu năng trí tuệ trở thành thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại - 2

Người mẹ vĩ đại Nancy Edison.

Được mẹ dạy dỗ, Edison nhanh chóng học đọc, viết và tính toán cơ bản. Việc học ở nhà và được học những thứ mình thích mà không phải tuân theo một giáo trình nào đã giúp Thomas phát triển khả năng tự học hỏi, điều đã giúp ích ông rất nhiều trong quãng thời gian về sau.

Qua bố mẹ của mình, việc đọc sách trở thành niềm đam mê của ông, đặc biết là các tạp chí về khoa học hiện đại cũng như tiểu thuyết. Điều này sau đó cũng đã ảnh hưởng tới cách ông nghiên cứu về những phát minh của mình khi Edison có thể ngồi nhiều ngày trong thư viện chỉ để tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Không bao giờ từ bỏ hy vọng vào con trai mình, chính tình yêu và sự hy sinh vĩ đại của mẹ đã đánh thức khả năng tiềm ẩn trong ông. Và nếu không có một người mẹ như bà Nancy Edison, có lẽ nhân loại sẽ vắng bóng những chiếc bóng đèn điện, những chiếc máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm…

"Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng", Edison tâm sự trong những năm tháng cuối đời.

12 thiên tài thông minh và thành công nhất mọi thời đại

Tài năng nở rộ từ sớm, sở hữu siêu trí tuệ và gặt hái thành công liên tiếp trong lĩnh vực của mình là những điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Truthorfiction) ([Tên nguồn])
Những thần đồng - thiên tài nổi tiếng TG Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN