Từ 11/10, học sinh THCS và THPT không còn bài kiểm tra 1 tiết

Thông tư 26 ban hành sẽ có hiệu lực từ 11/10 năm nay. Theo đó học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông không còn điểm kiểm tra 1 tiết.

Cụ thể, sẽ có 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với môn từ 35 tiết/ năm học trở xuống, 3 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên với môn có trên 35 đến 70 tiết/ năm học, 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên với môn trên 70 tiết/ năm học. Như vậy trong mỗi học kỳ, ngoài điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ có thêm 1 điểm kiểm tra giữa kì, 1 điểm kiểm tra cuối kỳ và không còn điểm kiểm tra 1 tiết.

Cách tính hệ số của điểm kiểm tra cụ thể như sau: Hệ số 1 là điểm đánh giá thường xuyên, hệ số 2 là điểm giữa kỳ và hệ số 3 là điểm cuối kỳ. Các điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ sau khi tính trung bình cộng sẽ ra điểm trung bình môn của học sinh trong kỳ đó.  

Không chỉ đơn thuần là thực hiện kiểm tra trên giấy như trước kia, đánh giá, kiểm tra định kỳ cũng được đa dạng hóa. Có thể tổ thức thông qua bài thực hiện trên giấy, trên máy tính hoặc là dự án học tập, bài thực hành… Đây là những điểm mà ở thông tư cũ không có.

Ảnh minh hoạ từ Internet.

Ảnh minh hoạ từ Internet.

Thông tư 26 cũng nhấn mạnh rằng, đề kiểm tra được ra cho cuối kỳ và giữa kỳ cần đặc tả theo chuẩn kỹ năng kiến thức đáp ứng được mức độ mà môn học hay hoạt động giáo dục đó hướng tới. Như vậy, các đổi mới này sẽ tạo công bằng giữa các vùng miền, trường, lớp với nhau và đánh giá học sinh sát sao hơn trong việc học tập cũng như chuẩn đầu ra.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là việc tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực nhằm khích lệ, động viên học sinh học tập và rèn luyện. Theo đó, ngoài danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như hiện hành, còn có thêm danh hiệu học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.

Điều kiện để được công nhận học sinh giỏi cũng mở rộng khi đưa môn Ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn Toán, Ngữ văn nhằm đẩy mạnh việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông.

Nguồn: [Link nguồn]

Đừng lúc nào cũng khen trẻ: ”Con giỏi quá!” mà hãy tuân thủ cách khen theo 5 ngữ cảnh sau

Khen ngợi dẫu sao vẫn tốt hơn là chê bai con cái, nhưng khen làm sao để mang lại sự tích cực, hướng trẻ biết phấn đấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BÍ NGÔ ([Tên nguồn])
Bùng phát cúm gia cầm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN