TS không nhập học, trường chật vật xét tuyển bổ sung

Học đại học thất nghiệp cao trong khi vào cao đẳng, trung cấp đảm bảo có việc làm khiến thí sinh đã nhìn nhận lại.

Số liệu ban đầu hiện có hơn 251.000 thí sinh trúng tuyển đợt 1 làm thủ tục xác nhận nhập học so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 352.000. Hiện vẫn còn khoảng 100.000 thí sinh được xác định là trúng tuyển nhưng chưa làm thủ tục nhập học. Các thí sinh này đi về đâu?

Thí sinh Lê Bảo Anh (quận 9, TP.HCM) đạt 24,75 điểm, đăng ký xét tuyển sáu nguyện vọng (NV) vào ba trường. NV1 bị rớt trường top trên ngành yêu thích. Em chọn NV2 ngành ngôn ngữ Nhật của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM do học phí của trường này khá “mềm”, hơn 4 triệu đồng/học kỳ.

Còn thí sinh Nguyễn Minh Thư trúng tuyển NV1 ngành quản trị kinh doanh do có bạn rủ đăng ký theo phong trào nhưng sau đó Thư không làm thủ tục nhập học mà chuyển sang xét học bạ vào ngành ngôn ngữ tiếng Anh ở một trường khác do đây là ngành mình thích và học phí thấp hơn.

TS Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng có nhiều lý do khiến các thí sinh trúng tuyển NV1 nhưng không nhập học, khiến các trường chật vật tuyển bổ sung. Thứ nhất, do thí sinh trúng tuyển NV không phù hợp với định hướng ban đầu nên không đến trường làm thủ tục nhập học. Thay vào đó, số thí sinh này tiếp tục xét tuyển NV bổ sung để lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn. Thứ hai, trong quá trình điều chỉnh NV do lo lắng điểm xét tuyển các trường tăng cao nên sử dụng phương thức xét học bạ để xét tuyển và đã trúng tuyển, không theo phương thức xét điểm thi THPT nên số liệu thì có mà thực tế thì thí sinh đã chuyển hướng.

Ông Thanh nhận định tình cảnh thí sinh không đến nhập học không chỉ ở trường ngoài công lập mà trường công lập cũng khá đau đầu. Theo đó, các trường không tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1 tiếp tục xét tuyển NV bổ sung bằng hai hình thức xét học bạ và xét điểm thi THPT. Ngoài ra, số thí sinh trúng tuyển vào một số trường ĐH tại TP.HCM nhưng do điều kiện chi phí đắt đỏ, học phí cao đã chuyển hướng học nghề để sớm có việc làm hoặc chuyển về học ĐH tại các tỉnh để giảm chi phí học tập, sinh hoạt.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, đánh giá hiện các thành phần kinh tế chỉ cần 12% nhân lực trình độ ĐH. Trong khi hằng năm có khoảng 900.000 thí sinh dự thi THPT, trong đó đào tạo trình độ ĐH chiếm 60%.

Tính chung từ năm 2014 đến nay, hằng năm sẽ dư ra 48% lực lượng cử nhân. Số liệu này được Bộ LĐ-TB&XH thống kê công bố hằng quý và con số này đã tác động rất mạnh đến tâm lý phụ huynh, vì tâm lý cha mẹ cho con học xong ra trường có việc làm. Nhưng nhu cầu xã hội có bấy nhiêu đó buộc các gia đình suy nghĩ lại và thí sinh cũng nhìn nhận lại học xong ra trường có việc làm hay không. Trong khi đó, các trường CĐ, trung cấp đảm bảo 100% học xong có việc làm với điều kiện đạt được yêu cầu tối thiểu của nhà trường. Đây là một trong các nguyên nhân khiến thí sinh trúng tuyển NV1 nhưng không nhập học.

Trường ngoài công lập “khốn khổ” vì thí sinh ảo

Nhiều trường đại học top giữa, top cuối và đặc biệt là trường ngoài công lập còn thiếu hàng ngàn chỉ tiêu phải tiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Điền (Pháp Luật TPHCM)
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN