Trường học bị ngập lụt, thầy trò ở Nam Định 'bắc cầu' để vào lớp

Sự kiện: Mưa lũ sau bão Yagi
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Do mưa lũ kéo dài, sân trường ngập sâu, thầy và trò trường THPT Nguyễn Trãi (tỉnh Nam Định) đã 'bắc cầu' để vào lớp học.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Nam Định liên tục có mưa. Triều cường kết hợp các hồ chứa phía thượng nguồn xả lũ khiến mực nước các sông lên nhanh, gây ngập úng cục bộ nhiều khu vực trũng thấp và ven đê bối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Ngành giáo dục cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhiều trường phải cho học sinh nghỉ do ngập lụt.

Đến nay, nước lũ tại các sông đã rút, nhưng một số điểm trũng của Nam Định vẫn bị ngập.

Bàn, ghế trở thành “cầu”

Ghi nhận của PV tại Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Trực Ninh, Nam Định), trong khuôn viên trường nước vẫn chưa rút hết.

Ghi nhận của PV tại Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Trực Ninh, Nam Định), trong khuôn viên trường nước vẫn chưa rút hết.

Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường cho biết: Trường có 24 lớp học với 981 học sinh. Đợt bão vừa qua cơ sở vật chất của nhà trường không bị thiệt hại nhiều, các lớp học vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do mưa lũ kéo dài, từ ngày 9/9, nước lũ tràn vào khiến sân trường và các dãy lớp học tầng 1 bị ngập, điểm sâu nhất khoảng một mét. Đây là lần đầu nhà trường bị ngập sâu như vậy.

Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường cho biết: Trường có 24 lớp học với 981 học sinh. Đợt bão vừa qua cơ sở vật chất của nhà trường không bị thiệt hại nhiều, các lớp học vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do mưa lũ kéo dài, từ ngày 9/9, nước lũ tràn vào khiến sân trường và các dãy lớp học tầng 1 bị ngập, điểm sâu nhất khoảng một mét. Đây là lần đầu nhà trường bị ngập sâu như vậy.

Thời điểm đó, để đảm bảo an toàn, nhà trường cho học sinh nghỉ học. Khi vấn đề an toàn được đảm bảo, nhà trường cho học sinh đi học lại để không bỏ lỡ kiến thức. Khu vực lớp học tầng 1 bị ảnh hưởng, học sinh sẽ được học tại các phòng chức năng trên tầng 2.

Thời điểm đó, để đảm bảo an toàn, nhà trường cho học sinh nghỉ học. Khi vấn đề an toàn được đảm bảo, nhà trường cho học sinh đi học lại để không bỏ lỡ kiến thức. Khu vực lớp học tầng 1 bị ảnh hưởng, học sinh sẽ được học tại các phòng chức năng trên tầng 2.

Dưới sân trường vẫn ngập sâu, việc di chuyển của học sinh vào lớp học gặp nhiều khó khăn. Do có vị trí tại khu vực thấp trũng, nhà trường xác định nước sẽ rút rất lâu nên để học sinh không phải lội nước vào lớp học, các thầy cô nghĩ ra phương án dùng ghế đá và các bàn học cũ đang lưu trữ trong kho, tận dụng làm "cầu" cho học sinh di chuyển từ cổng trường vào lớp học an toàn, không bị ướt.

Dưới sân trường vẫn ngập sâu, việc di chuyển của học sinh vào lớp học gặp nhiều khó khăn. Do có vị trí tại khu vực thấp trũng, nhà trường xác định nước sẽ rút rất lâu nên để học sinh không phải lội nước vào lớp học, các thầy cô nghĩ ra phương án dùng ghế đá và các bàn học cũ đang lưu trữ trong kho, tận dụng làm "cầu" cho học sinh di chuyển từ cổng trường vào lớp học an toàn, không bị ướt.

Theo vị lãnh đạo, "cây cầu” đặc biệt được xếp từ khoảng 50 ghế đá và hơn 70 chiếc bàn cũ, chia làm 2 hướng từ cổng trường để di chuyển giữa các khu nhà với nhau. Xe của học sinh sẽ để phía ngoài cổng trường và được bảo vệ trông coi.

Theo vị lãnh đạo, "cây cầu” đặc biệt được xếp từ khoảng 50 ghế đá và hơn 70 chiếc bàn cũ, chia làm 2 hướng từ cổng trường để di chuyển giữa các khu nhà với nhau. Xe của học sinh sẽ để phía ngoài cổng trường và được bảo vệ trông coi.

Em Hoàng Minh Tùng (nam sinh đeo kính), học sinh lớp 10A, Trường THPT Nguyễn Trãi, cho biết: “Em cảm ơn các thầy cô đã có sáng kiến giúp chúng em được tiếp tục đến trường học tập. Nhờ 'cây cầu' này, em đi từ cổng trường vào lớp không phải lội nước”.

Em Hoàng Minh Tùng (nam sinh đeo kính), học sinh lớp 10A, Trường THPT Nguyễn Trãi, cho biết: “Em cảm ơn các thầy cô đã có sáng kiến giúp chúng em được tiếp tục đến trường học tập. Nhờ 'cây cầu' này, em đi từ cổng trường vào lớp không phải lội nước”.

Từ 18/9, nước đã dần rút dần, điểm ngập sâu nhất trong sân trường còn khoảng 30 - 40cm, do đó chiếc “cầu” này được tiếp tục sử dụng đến khi nước trong sân rút hẳn.

Từ 18/9, nước đã dần rút dần, điểm ngập sâu nhất trong sân trường còn khoảng 30 - 40cm, do đó chiếc “cầu” này được tiếp tục sử dụng đến khi nước trong sân rút hẳn.

Trao đổi với PV, ông Trần Hải Bằng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết, trên địa bàn huyện có 64 cơ sở giáo dục (gồm 21 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 22 trường THCS) và 5 trường THPT. Đợt mưa lũ vừa qua có gần 10 trường bị ngập sâu, học sinh phải nghỉ học vài ngày. Hiện, học sinh các trường đều đi học trở lại, tuy nhiên một số trường nằm tại vùng trũng, nước vẫn chưa rút hết như Trường tiểu học Trực Nội, Trường mầm non Trung Đông, Trường THPT Nguyễn Trãi…

Trao đổi với PV, ông Trần Hải Bằng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết, trên địa bàn huyện có 64 cơ sở giáo dục (gồm 21 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 22 trường THCS) và 5 trường THPT. Đợt mưa lũ vừa qua có gần 10 trường bị ngập sâu, học sinh phải nghỉ học vài ngày. Hiện, học sinh các trường đều đi học trở lại, tuy nhiên một số trường nằm tại vùng trũng, nước vẫn chưa rút hết như Trường tiểu học Trực Nội, Trường mầm non Trung Đông, Trường THPT Nguyễn Trãi…

Sáng nay, nhiều nơi tại Hà Nội nước dâng cao khiến đường đến trường của học sinh trở nên vô cùng khó khăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Tùng ([Tên nguồn])
Mưa lũ sau bão Yagi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN