Trước 6 tuổi, cha mẹ cần làm 5 điều này cho con
Có một số điều quan trọng cha mẹ cần dạy dỗ con mình, đặc biệt trong giai đoạn trẻ 3 – 6 tuổi.
Có thể nói rằng, 3 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời một đứa trẻ. Ở độ tuổi này, trí não sẽ bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng. Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ hoàn thiện phát triển trí não khi 6 tuổi sẽ đạt 80%. Vì vậy, việc trau dồi các khả năng khác nhau của bé trong giai đoạn 3 - 6 tuổi là vô cùng quan trọng.
Đồng thời, 3 - 6 tuổi cũng là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Các nhà nghiên cứu về nuôi dạy con cái ví tính cách của trẻ ở độ tuổi này là “đất sét”. Điều này có nghĩa là tính cách của trẻ có thể dễ dàng được uốn nắn theo ý muốn của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần phải nghiêm khắc kỷ luật con cái nếu muốn con mình có được những đức tính tốt.
Ngay từ khi trẻ bước vào độ tuổi lên 3, cha mẹ nên tập trung cho con mình làm những việc sau:
1. Tăng cường vận động, tập thể dục
Giai đoạn 3 - 6 tuổi, cơ thể của trẻ gần hoàn thiện hết, việc tăng cường vận động không chỉ có lợi cho sự phát triển cơ xương mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Muốn con cao lớn, cha mẹ phải cho con vận động nhiều hơn trong thời gian này. Cha mẹ có thể mua cho trẻ một chiếc xe đạp hoặc đưa trẻ ra ngoài vận động nhiều hơn.
Mặt khác, việc trẻ thường xuyên vận động, tập thể dục sẽ giúp chúng ít bị bắt nạt ở trường. Ngày nay, bắt nạt là chuyện thường xuyên xảy ra ở hầu hết các trường học. Nếu trẻ có hoạt động thể chất từ nhỏ, chắc chắn chúng sẽ rất khỏe mạnh và không dễ dàng bị bắt nạt ở trường.
2. Trau dồi EQ cho trẻ
Một phóng viên đã từng khảo sát 750 triệu phú và nhận thấy họ đều có 3 điểm chung: Tính kỷ luật tự giác, tính trung thực và trí tuệ cảm xúc cao.
Vì vậy, EQ cho trẻ là vô cùng cần thiết. EQ không chỉ có thể giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc của mình, mà còn giúp chúng học cách thúc đẩy bản thân và quan tâm đến người khác. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong tương lai.
Ngoài những lời nói, cha mẹ có thể mua sách tranh về cho trẻ đọc để trau dồi EQ cho con mình.
3. Rèn luyện trí não cho trẻ
Trước 6 tuổi là thời điểm thích hợp để thúc đẩy sự phát triển tiềm năng trí não của trẻ. Ở giai đoạn này, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ, toán học, âm nhạc… của trẻ đặc biệt phát triển mạnh mẽ. Cha mẹ có thể phát triển trí não của trẻ thông qua những khía cạnh này để cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng tư duy của trẻ.
4. Học cách tự chăm sóc bản thân
Trong cuộc sống có không ít những đứa trẻ 7, 8 tuổi vẫn “như em bé sơ sinh”, mọi việc đều dựa dẫm vào bố mẹ, nhờ người lớn giúp mặc quần áo, xỏ giày, tắm cho. Cha mẹ thương con là điều bình thường, nhưng làm hết mọi việc thì sẽ chỉ gây hại cho trẻ. Tuỳ theo từng độ tuổi, trẻ có thể tự làm được những việc như sau:
- Khi được 1 tuổi, hãy khuyến khích trẻ tự uống nước từ cốc và bắt đầu tập cho trẻ những việc đơn giản như vứt tã đã dùng vào thùng rác và tự cởi giày.
- Khi được 2 tuổi, trẻ có thể cố gắng tự mang giày, tự xúc ăn và tự rửa tay được.
- Khi được 3 tuổi, trẻ có thể học cách cài nút và mở cúc áo, chủ động rót nước khi khát. Tất nhiên, người lớn nên đảm bảo đặt nước có nhiệt độ thích hợp ở nơi trẻ có thể với tới, chất liệu của cốc đựng nước và ấm không dễ bị vỡ.
- Khi được 4 tuổi, trẻ có thể tự đánh răng. Người lớn có thể giúp trẻ đánh răng khi cần thiết và trẻ nên học cách tự lau chùi sau khi đi vệ sinh.
- Khi được 5 tuổi, trẻ cần học cách tự giải quyết nhiều vấn đề hơn, và chỉ nhờ người lớn giúp đỡ khi gặp khó khăn. Ví dụ, nếu cốc nước bị đổ, trẻ phải tự lau khô.
5. Thực hiện một thỏa thuận để kiểm soát cơn giận dữ
Nhiều chuyên gia về quản lý cảm xúc cho rằng: “Khả năng kiểm soát cảm xúc không phải bẩm sinh mà có được từ việc học hỏi”. Trẻ rất dễ tức giận khi có việc gì đó khiến chúng không vừa ý. Là cha mẹ, chúng ta phải giúp trẻ học cách “xả” cơn giận một cách chính xác thay vì trút giận một cách tùy tiện, gây ra những cảm xúc tiêu cực làm tổn thương bản thân và người khác.
Ví dụ, trẻ 1 - 2 tuổi thường đánh hoặc vứt đồ khi tức giận. Cha mẹ có thể nói rằng: “Khi tức giận, con có thể nói với mẹ, mẹ có thể bế con nhưng con không được cào vào mặt mẹ”. Việc đặt ra những quy được “được” và “không được” sẽ giúp trẻ từ từ học được cách cư xử phù hợp.
Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, cha mẹ cần lắng nghe và tránh trách mắng quá đáng.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, cha mẹ nên tập trung hướng dẫn trẻ bộc lộ cảm xúc bên trong.
Ban đầu, đứa trẻ nào cũng như trang giấy trắng, nhưng sau này việc chúng có trở nên giỏi giang không còn phụ thuộc vào tiềm năng bên trong có được khai phá hay không.
Nguồn: [Link nguồn]