Trung Quốc: Cậu bé 13 tuổi nhảy lầu tự tử vì làm bài tập về nhà chưa xong

Sự kiện: Giáo dục

“Mẹ ơi, mẹ có biết con áp lực lắm không?”, câu nói đầy bất lực ấy liệu bao nhiêu đứa trẻ dám nói ra và liệu bao nhiêu bậc phụ huynh có thể hiểu được.

Cuối tháng 2 vừa qua, một vụ tự tử đau lòng xảy ra ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Một cậu bé 13 tuổi vì chưa hoàn thành xong bài tập về nhà trong kỳ nghỉ đông cộng với áp lực tâm lý dồn nén bấy lâu, cuối cùng đã chọn cách nhảy lầu tự tử gây bàng hoàng dư luận.

Được biết vào ngày đầu tiên đến trường, cậu bé bị cô giáo kiểm tra bài tập và phát hiện ra chưa hoàn thành xong bài tập được giao. Giáo viên đã yêu cầu cậu bé trở về nhà để hoàn thành bài tập và nói rằng nếu chưa làm xong thì không được phép đến trường.

Vào ngày hôm sau, cậu bé giả vờ không được khỏe để mẹ báo với nhà trường nghỉ học, nhưng thực chất cậu bé đang cố gắng hoàn thành bài tập. Vào ngày thứ 3, cậu bé đến trường nhưng vẫn bị giáo viên cho về nhà để làm bài tập. Ngày thứ 4, có thể bài tập đã giảm đi nhiều nhưng vẫn chưa xong hoàn toàn. Điều này đã đến việc tạo áp lực tâm lý quá lớn, cuối cùng cậu bé đã chọn đến cái chết như một cách để giải thoát bản thân sau chuỗi ngày quá mệt mỏi.

Trung Quốc: Cậu bé 13 tuổi nhảy lầu tự tử vì làm bài tập về nhà chưa xong - 1

Kết thúc cuộc đời ở tuổi 13 chỉ vì không làm xong bài tập về nhà đã dấy lên một hồi chuông cảnh báo dành cho các bậc phụ huynh.

Một thảm kịch như vậy thật đáng buồn thay lại xảy ra quá nhiều ở Trung Quốc. Khi tìm kiếm trên trang Baidu, ai cũng choáng váng khi nhìn thấy kết quả tìm kiếm trước mắt.

Trung Quốc: Cậu bé 13 tuổi nhảy lầu tự tử vì làm bài tập về nhà chưa xong - 2

-Ngày 13.4.2016, một học sinh 14 tuổi Xiao Ming ở Yanjiao, Hà Bắc đã tự tử vì bị giáo viên chỉ trích trên lớp vì không hoàn thành bài tập về nhà.

-Ngày 19.4.2016, một nữ sinh trung học ở trường trung học tư thục huyện Feidong, tỉnh An Huy nhảy lầu tự tử. Sau khi tìm kiếm, giáo viên phát hiện ra cô bé đã chết trong một tòa nhà thuộc khu ký túc xá bỏ hoang. Trước khi nhảy xuống, cô bé đã để lại lá thư tuyệt mệnh, nội dung của lá thư cho thấy là do quá áp lực và mệt mỏi trong việc học.

Theo báo cáo trên các trang giáo dục ở Trung Quốc, 75% các trường hợp tự tử ở thanh thiếu niên là do áp lực học tập cao. Cuộc sống ngày càng phát triển dẫn đến áp lực trong công việc và học tập của cá nhân ngày càng trở nên căng thẳng.

Wen Li, cố vấn cấp cao của bệnh viện Taiyuan Anding chia sẻ với trang Sohu rằng khi trẻ gặp vấn đề tâm lý, bố mẹ cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn và cần thực hiện một số biện phải để giải quyết những áp lực mà trẻ đang phải đối mặt.

Trung Quốc: Cậu bé 13 tuổi nhảy lầu tự tử vì làm bài tập về nhà chưa xong - 3

1.Tìm ra nguồn gây áp lực

Trước hết cần xác định nguồn căng thẳng đến từ đâu, liệu có phải do bài tập về nhà quá tải, điểm số bài kiểm tra hay bạn bè bắt nạt…

2.Mục tiêu và kỳ vọng

Hầu hết áp lực thường liên quan đến những kỳ vọng quá mức của bố mẹ. Kỳ vọng này có thể đến từ phía phụ huynh hoặc bố mẹ. Do đó cần phải đưa ra những mục tiêu học tập phù hợp dựa trên khả năng của từng đứa trẻ.

3.Giải tỏa áp lực hợp lý

Mặc dù bố mẹ biết rằng việc học rất khó khăn, trước áp lực thi cử hầu hết các bậc phụ huynh đều chọn cách nói: “con cố gắng chịu đựng một thời gian nữa, chỉ cần vượt qua kỳ thi này, đậu vào trường kia là sau này sẽ không vất vả nữa”.

Điều này hoàn toàn không nên vì nó như một giọt nước tràn ly, dẫn đến sự bùng pháp áp lực sau khi tích tụ quá lâu sẽ khiến trẻ mất đi lý trí và sự kiểm soát bản thân. Mặt khác, hàm ý câu nói này còn khiến trẻ nghĩ rằng việc chỉ cần học nốt thời gian là không cần phải học hành chăm chỉ nữa.

Do đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ trút ra hết những cảm xúc khó chịu, nhưng căng thẳng như là tìm người nói chuyện, viết nhật ký…

4.Nhờ sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Nếu áp lực của trẻ quá lớn và vượt mức chịu đựng thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.

Trung Quốc: Không làm bài tập về nhà đúng giờ, cậu bé bị cha đánh gãy chân

Chỉ vì quá nóng giận là người bố này đã nhỡ tay đánh con trai mình quá nặng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHAN HẰNG ( Theo SOHU) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN