Trung Quốc cấm dạy thêm: Có thực sự tạo ra cạnh tranh công bằng trong giáo dục?

Sự kiện: Giáo dục

Một năm qua, Trung Quốc thực hiện chính sách "giảm kép", chiến dịch lớn nhằm giảm gánh nặng học tập lên học sinh cũng như tình trạng cạnh tranh không công bằng trong giáo dục.

Chính sách "giảm kép" của chính phủ Trung Quốc cấm giao bài tập về nhà quá mức, lớp học vào cuối tuần, ngày nghỉ và tất cả hình thức dạy thêm ngoài trường học. Tuy nhiên, theo Sohu, một khi áp lực thành tích vẫn còn thì việc dạy - học thêm vẫn chưa thể loại bỏ.

Một khi áp lực thành tích vẫn còn thì việc học thêm khó có thể bị loại bỏ. Ảnh minh họa

Một khi áp lực thành tích vẫn còn thì việc học thêm khó có thể bị loại bỏ. Ảnh minh họa

Lingling và Lili là hàng xóm và bạn học cấp 2, tuy điểm số tương đương nhau nhưng chỉ trong một tháng, Lili đã bị Lingling bỏ xa.

Mãi sau này, Lili mới biết rằng gia đình Lingling đã thuê về một "người giúp việc", chính xác là một giáo viên để dạy kèm riêng cho bé. Vì bề ngoài là giúp việc gia đình nên không vi phạm quy định cấm của bộ giáo dục.

Sau đó, Lili phát hiện ra rằng hầu hết học sinh trong lớp đều sử dụng phương pháp học thêm này và chỉ có gia đình Lili cảm nhận sự nhẹ nhàng từ chính sách "giảm kép". Đây chính là một trong những hình thức học thêm mới đang âm thầm nở rộ ở Trung Quốc, thậm chí còn khiến phụ huynh gánh chịu áp lực lớn hơn vì phải đóng tiền gần như gấp đôi so với trước đây.

Trên thực tế, không có gì ngạc nhiên khi hình thức học thêm mới như vậy sẽ xuất hiện, vì có cầu thì mới cung, chỉ cần học sinh còn chịu áp lực thành tích thì việc học thêm sẽ không bao giờ bị loại bỏ.

Chủ trương của chính phủ Trung Quốc là giảm gánh nặng cho học sinh nhưng điều đó khó tránh việc điểm của học sinh sẽ giảm xuống. Đối với phụ huynh đây lại chính là gia tăng áp lực, bởi con trẻ điểm số thấp sẽ ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển, có bậc cha mẹ nào chấp nhận được việc "giảm bớt gánh nặng" như vậy?

Đang cho con gái 10 tuổi học thêm "chui" trong hè, chị Wang cho biết việc không học thêm đã khiến kết quả học tập của con gái chị tuột dốc nhanh chóng. Trước đó, con chị luôn nằm trong nhóm những học sinh xuất sắc nhất lớp. Do đó, chị đành phải bất chấp lệnh cấm để cho con học thêm cải thiện thành tích, dù lệnh cấm cũng khiến học phí tăng gấp đôi so với trước đây.

Theo điều tra của Sixth Tone, ngay sau các quy định cấm được ban hành, hoạt động học thêm "chui" không ngừng xuất hiện ở xứ tỷ dân.

Các trung tâm dạy "chui" còn khuếch đại nỗi lo lắng của các phụ huynh thông qua các chiến lược kinh doanh và các khẩu hiệu như: "Hãy để chúng tôi phát triển trí tuệ cho con bạn; không thì chúng tôi sẽ trau dồi kiến thức cho bạn bè của chúng".

Những trung tâm kiểu này cũng nhắm tới các gia đình khá giả có thể đáp ứng được phí học cao, điều này càng làm giám sự cạnh tranh công bằng trong giáo dục khi những đứa trẻ có xuất phát điểm tốt lại càng tỏ ra vượt trội.

Mingyu có cha mẹ làm việc trong lĩnh vực tài chính ở thủ đô Bắc Kinh. Em liên tục được cha mẹ gửi đến các lớp học thêm "chui" bất chấp lệnh cấm. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt ở mảnh đất thủ đô, cha mẹ Mingyu quyết tâm làm những gì họ thấy cần thiết cho tương lai của con.

Bà Wu Xiaoxiao, một phụ huynh khác ở Bắc Kinh, cũng vậy. Khi trung tâm con gái học bị đóng cửa vì lệnh cấm, chị cùng 2 gia đình khá giả khác ngay lập tức thuê giáo viên nước ngoài về dạy kèm tại nhà.

Bà Wu cho biết, dù rất lo lắng cho sức khỏe của con vì học nhiều nhưng càng ngày áp lực càng lớn, bà không còn lựa chọn nào khác khi nhiều gia đình cũng cho con thêm rất nhiều.

Ông Xiong Bing, Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21, nêu quan điểm: "Áp lực điểm số chính là nguyên nhân dẫn đến các lớp học ‘chui’ xuất hiện. Điều cần làm bây giờ chính là cải thiện hệ thống đánh giá năng lực cho các học sinh tại Trung Quốc, thay vì cấm các lớp dạy thêm, bởi lệnh cấm đã không thực sự hiệu quả trong khoảng 1 năm qua".

Trong khi đó, lệnh cấm còn dẫn đến việc một số giáo viên sẵn sàng bỏ lớp học chính quy để lui về dạy "chui" hay thậm chí là chuyển sang nghề khác, bởi số tiến họ kiếm được từ dạy chui hay công việc khác cao hơn rất nhiều so với đứng lớp chính quy.

Nguồn: [Link nguồn]

Chân dung nam sinh Trung Quốc thi đại học được 705/750: Cả Thanh Hoa và Bắc Đại ”mời gọi”!

Đến hẹn lại lên, sau khi công bố điểm thi, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa lại bắt đầu cuộc chiến giành học bá. Năm nay, liệu trường đại học nào sẽ may mắn có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN