Trong những trường hợp này, sinh viên không nên đi học cải thiện

Sự kiện: Giáo dục
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Học cải thiện là vấn đề khá quen thuộc ở bậc đại học. Vậy trong những trường hợp nào, sinh viên không nên học cải thiện?

Học cải thiện là gì?

Học cải thiện là đăng ký học lại học phần đã học và thi trước đó với mục đích cải thiện điểm số. Đồng thời khi học cải thiện, sinh viên sẽ học lại nội dung của học phần cũ một lần nữa, điều này giúp sinh viên củng cố vững kiến thức và nhiều khả năng đạt điểm số cao hơn lúc trước. Hầu hết các trường đại học đều có sinh viên đăng kí học cải thiện nhằm nâng cao điểm số để có tấm bằng 'đẹp' sau khi ra trường.

Quy định về việc học cải thiện đối với sinh viên

Tại điểm b Khoản 4 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021 của Bộ GD&ĐT quy định, điểm học phần được tính từ tổng điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ A, B, C, D, F.

Thông thường, sinh viên chọn học cải thiện khi điểm số đạt C hoặc D và nhà trường không bắt buộc sinh phải học cải thiện. Trong trường hợp, bảng điểm trung bình tích luỹ của toàn bộ khóa học nằm ở mức thấp, sinh viên nên chọn việc học cải thiện để đẩy điểm trung bình tích luỹ lên.

Việc học cải thiện cũng không làm hạ bằng tốt nghiệp của sinh viên và tạo cơ hội nâng cao xếp loại tốt nghiệp. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp sinh viên học cải thiện nhưng điểm lại thấp hơn học phần trước đó. Theo quy định, điểm lần học cuối được sử dụng làm điểm chính thức của học phần. Chính vì vậy, sinh viên cần cân nhắc trước khi quyết định học cải thiện.

Việc học cải thiện cũng không làm hạ bằng tốt nghiệp của sinh viên và tạo cơ hội nâng cao xếp loại tốt nghiệp. (Ảnh: TL)

Việc học cải thiện cũng không làm hạ bằng tốt nghiệp của sinh viên và tạo cơ hội nâng cao xếp loại tốt nghiệp. (Ảnh: TL)

Một số lưu ý khi quyết định học cải thiện

Điểm số ở lần học cải thiện sẽ được sử dụng làm điểm chính thức, cho nên bạn cần xác định rõ mục tiêu ôn tập, nắm rõ kiến thức cần ôn tập, điểm cần đạt được. Mỗi buổi học, bạn hãy chia nhỏ thời gian ôn tập hợp lý, dành thời gian ôn tập cho những phần kiến thức khó hoặc chưa nắm vững.

Bạn cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp ôn tập khác nhau như học nhóm, học qua sơ đồ tư duy, giải đề thi thử... Ngoài việc ôn tập kiến thức, sinh viên hãy tham khảo thêm đề thi thử của những năm trước để nắm được cấu trúc đề thi, dạng thức câu hỏi và mức độ khó của đề thi và xác định dạng câu hỏi thường gặp, dành thời gian ôn tập kỹ hơn.

Đặc biệt, sinh viên cần đọc kỹ quy chế thi cử của nhà trường và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy chế. Việc vi phạm quy chế thi cử có thể dẫn đến hình phạt kỷ luật, thậm chí là hủy kết quả thi. Ngoài ra, gian lận trong thi cử không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và xã hội.

Hiện, quy chế đào tạo trình độ đại học quy định xếp loại học lực cuối học kỳ của sinh viên theo thang hai thang điểm khác nhau, thang điểm 4 và thang điểm 10. Với thang điểm 4, sinh viên đạt điểm trung bình học tập từ 3.6 đến 4.0 xếp loại xuất sắc; từ 3.2 đến cận 3.6 xếp loại giỏi; từ 2.5 đến cận 3.2 thuộc mức khá; từ 2.0 đến cận 2.5 rơi vào mức trung bình; từ 1.0 đến cận 2.0 xếp loại yếu; dưới 1.0 xếp loại học lực kém.

Với thang điểm 10, mức điểm quy định xếp loại như sau: từ 9,0 đến 10,0 xếp loại xuất sắc; từ 8,0 đến cận 9,0 học lực giỏi; từ 7,0 đến cận 8,0 thuộc loại khá; từ 5,0 đến cận 7,0 xếp loại trung bình; từ 4,0 đến cận 5,0 học lực yếu; dưới 4,0 xếp loại học lực kém.

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, các trường đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho xét tuyển sớm từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN