Trong gia đình, ai là người nuôi dạy những đứa trẻ trở nên thông minh hơn?
Giáo sư Đại học Harvard và Yale chỉ ra đó không phải là mẹ hay bà mà là người này trong nhà.
Sau khi trở thành cha mẹ, ngoài việc chăm sóc con cái, lo từng miếng ăn tới giấc ngủ, còn phải dạy chúng nhiều kỹ năng sống hơn. Đối với hầu hết các gia đình, nhiệm vụ nuôi dạy con cái thường là do người mẹ hoặc bà, người bố chịu trách nhiệm kiếm tiền cho cả nhà.
Dựa trên 15 năm nghiên cứu, các chuyên gia từ Đại học Yale đã đưa ra kết luận rằng, so với những đứa trẻ được dạy dỗ bởi bà và mẹ, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người cha thường có chỉ số IQ cao, việc học tốt hơn, sức khỏe cũng hơn hẳn.
Các giáo sư từ Đại học Harvard cũng đưa ra một nghiên cứu kéo dài 12 năm và phát hiện ra rằng, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người cha thường có chỉ số IQ cao hơn.
Ngay cả trong một gia đình đơn thân, sự dạy dỗ của người cha có thể giúp trẻ hòa nhập xã hội tốt hơn và có sự phát triển lành mạnh hơn về thể chất và tinh thần so với người mẹ. Sau đây là những sự khác biệt khi một đứa trẻ được người cha dạy dỗ so với những đứa trẻ được bà và mẹ dạy dỗ.
1. Sự tự lập
Khi nuôi dạy con cái, phụ nữ thường quan tâm đến từng chi tiết, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ rất khoa học, chỉ cần thời tiết trở lạnh một chút là đứa trẻ đã được mặc áo khoác ngay, không cần phải lo lắng gì cả. Trong khi đó, người cha thường không quá chú trọng vào những điều này, mà cho phép con cái được tự do lớn theo theo kiểu tự lập.
Khi giáo dục con cái, người cha sẽ để trẻ quan sát và bắt chước theo rồi để chúng tự làm cho đến khi tự mình làm được, chỉ giúp đỡ trong trường hợp cần thiết. Chính nhờ điều này, sự nghiêm khắc của người cha sẽ tạo điều kiện cho đứa trẻ biết tự lập sớm.
2. Kiến thức rộng
Trẻ em được nuôi dưỡng bởi người già thường không lanh lợi hơn. Bởi suy cho cùng, kiến thức và quan niệm nuôi dạy của ông bà đã lỗi thời, không phù hợp với xã hội hiện đại. Điều này có thể cản trở sự phát triển trí thông minh của một đứa trẻ.
Người mẹ cũng thường mềm lòng và không muốn con mình phải khổ sở, họ cũng hay xót con nên không muốn chúng tự làm mọi thứ. Người cha lại khác, họ lý trí hơn trong việc giáo dục con cái, nghiêm khắc uốn nắn trẻ khi chúng làm sai. Những người cha xử lý những khủng hoảng trong mối quan hệ cá nhân cũng tốt hơn, vì vậy trẻ có thể tự tin hơn khi ra ngoài xã hội.
3. Chiều chuộng con cái
Phụ nữ thường dễ xúc động và dễ mủi lòng khi có con, họ thường sợ con mình thiệt thòi so với những đứa trẻ khác, nên bất cứ khi nào chúng có yêu cầu liền đáp ứng ngay lập tức. Điều này khiến trẻ hình thành tính cách ỷ lại, khó có thể sống tự lập sau này.
Trong khi đó, người cha có thể mang tiếng “độc ác” trong việc giáo dục con cái. Tuỳ theo từng đứa trẻ mà có các phương pháp dạy con khác nhau, nhìn chung người cha vẫn để con mình tự giải quyết vấn đề của bản thân, ít người chiều chuộng con cái vô tội vạ.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu muốn con mình trở nên tốt hơn, ngay từ nhỏ chúng cần được cha mẹ rèn luyện một số thói quen.