Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết

Sự kiện: Giáo dục

Lo lắng về giấc ngủ trưa ở trường của con, chị Lỗ xem camera giám sát thì khá bất ngờ.

Đầu tháng 9 vừa qua là lúc con gái của chị Lỗ (ở Trung Quốc) bắt đầu đi học mẫu giáo và chị luôn lo lắng về vấn đề ngủ trưa ở trường của con. Bởi theo bà mẹ bình thường ở nhà cô bé không thích ngủ trưa mẹ có thể chiều theo nhưng khi đi lớp, tất cả các bạn ngủ nên con chị Lỗ không thể thức.

Thế nhưng thật bất ngờ, sau 3 ngày đầu tiên nhập học trường mẫu giáo, theo dõi camera giám sát, chị Lỗ phát hiện con gái đã nhanh chóng hòa nhập thói quen ngủ trưa ở trường mẫu giáo. Cho đến thời điểm hiện tại đã hơn 1 tháng đi học mẫu giáo và bé luôn ngủ trưa rất ngon ở trường. Điều đó khiến chị Lỗ cảm thấy rất vui.

Tuy nhiên có một điều khiến chị Lỗ luôn cảm thấy thắc mắc mãi gần đây mới dám hỏi cô giáo đó chính là việc tư thế nằm ngủ trưa của trẻ. Theo bà mẹ chia sẻ, cô khá lạ lẫm với cách sắp xếp trẻ ngủ của cô giáo, cô luôn xếp các em nằm ngược đầu so le nhau. Tức là đầu của bé này sẽ nằm cạnh chân của bé khác và cứ như thế cho đến hết các em học sinh, có nghĩa là các em sẽ nằm ngược đầu nhau khi ngủ. Theo chị Lỗ thì cách nằm này có phần không được vệ sinh cho lắm vì lo sợ chân của em bé này sẽ đạp vào mặt của em bé kia.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 1

Trước những thắc mắc của chị Lỗ, cô giáo cũng giải thích để bà mẹ yên tâm rằng hầu hết các trường mẫu giáo đều xếp học sinh nằm ngủ trưa như vậy và giúp học sinh rất nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Nếu lo sợ phụ huynh phàn nàn các cô giáo đã không làm và thậm chí còn chụp ảnh cho các mẹ xem.

Ngoài ra các bậc cha mẹ đừng chỉ nhìn vào những gì mình nhìn thấy bề ngoài mà hãy hiểu thêm bề 3 lợi ích bí mật không phải ai cũng nhìn thấy từ việc nằm ngủ như thế này:

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 2

Khiến trẻ không thể đùa nghịch với nhau và nhanh đi vào giấc ngủ hơn

Có nhiều đứa trẻ không thích ngủ trưa và chán việc phải nằm trên giường hàng tiếng đồng hồ nên thường dùng tay chân chọc ghẹo bạn trong lúc ngủ. Nếu không làm vậy thì chúng cũng có thể trò chuyện, cười nói trong giấc ngủ trưa, điều đó không chỉ phá vỡ giấc ngủ của con mà còn khiến các bạn học khác không ngủ được.

Chính vì thế việc nằm ngược đầu như thế này giúp hạn chế tình trạng trẻ trò chuyện, trêu đùa nhau trong giấc ngủ mà cô cũng quản lý các con được tốt hơn.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 3

Ngủ ngược đầu giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ có thể "bị bẩn" vì nằm cạnh chân của các bạn tuy nhiên thực tế thì chuyện nằm ngược đầu giúp trẻ đỡ lây bệnh từ nhau hơn. Trẻ mẫu giáo hầu hết thường bị các bệnh về hô hấp như ho, đau họng, viêm phổi... việc trẻ nằm cùng đầu với nhau có thể lây nhiễm virus vi khuẩn gây bệnh từ bạn và dễ mắc bệnh hơn. Chính vì thế nằm ngược đầu giúp môi trường ngủ của trẻ được hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 4

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 5

Chỗ nằm ngủ rộng rãi, thoải mái hơn

Xét về mặt cấu trúc của cơ thể thì vai của trẻ lúc nào cũng rộng và nếu xếp nằm cùng chiều với nhau khiến trẻ bị hạn chế không gian xoay xở khi ngủ. Điều này kết hợp với việc lớp học quá đông các bạn học nằm san sát nhau cũng khiến con cảm thấy khó chịu hơn.

Vì thế nằm so le đầu và chân đem lại cho bé cảm giác không quá chật chội và ngủ thoải mái hơn.

Chính vì thế nếu trẻ được cô giáo xếp nằm ngủ đối ngược đầu với bạn học, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Nếu bố mẹ cảm thấy không thích điều đó có thể thảo luận thêm với cô giáo để tìm ra phương hướng thích hợp nhất.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 6

Ngoài ra để con có giấc ngủ trưa ở trường mẫu giáo chất lượng ngoài việc phụ thuộc vào cô giáo, các bậc phụ huynh cũng có thể giúp con tập ngủ ngon giấc khi ở nhà thì khi đến trường cũng dễ dàng hơn.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 7

Cố gắng ngủ trưa cùng trẻ

Một số trẻ nhỏ sẽ cảm thấy rất bất an, thường khóc khi rời xa cha mẹ. Nếu muốn con mình chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên, chắc chắn sự đồng hành của cha mẹ là chất xúc tác vô cùng hữu hiệu.

Nếu cha mẹ có nhiều thời gian, có thể cùng con ngủ trưa, ngay cả khi con chưa buồn ngủ trước đó, con sẽ dễ ngủ hơn dưới sự tác động của cha mẹ.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 8

Tạo môi trường thích hợp cho trẻ ngủ

Trẻ em rất nhạy cảm, một sự thay đổi nhỏ nhất của môi trường xung quanh cũng có thể đánh thức chúng. Vì vậy, muốn trẻ hình thành thói quen ngủ trưa, trước hết cha mẹ phải tạo cho trẻ một môi trường thoải mái, không bị quấy rầy bởi mọi thứ xung quanh.

Lúc này, nếu cha mẹ có thể tạo môi trường thích hợp cho giấc ngủ trưa thì trẻ sẽ dễ dàng ngủ trưa hơn. Cha mẹ có thể kéo rèm để giảm độ sáng của đèn trong nhà, trong môi trường thiếu sáng, trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Trẻ ngủ trưa ở trường luôn được cô giáo xếp nằm ngược đầu, 3 lợi ích mà bố mẹ không biết - 9

Khuyến khích con ngủ trưa sau khi ăn 30 phút

Thời gian lý tưởng để đi ngủ sau bữa ăn là 2 đến 3 giờ. Điều này cho phép thức ăn tiêu hóa từ dạ dày di chuyển xuống ruột non, làm giảm triệu chứng ợ nóng, giảm nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đối với những trẻ đã đến trường, giờ nghỉ trưa cho trẻ rất ngắn đặc biệt khi trẻ phải duy trì nề nếp và lịch sinh hoạt khi ở lớp. Vì vậy phải tận dụng tối đa thời gian sau bữa ăn trưa để nghỉ ngơi.

Do đó, cha mẹ hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ sớm nhất 30 phút sau bữa ăn trưa, lúc này thức ăn trong dạ dày của trẻ bắt đầu được tiêu hóa, sẽ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Con thường xuyên tiểu ra quần ở trường mẫu giáo, mẹ xem camera thấy hành động của giáo viên mới đau lòng

Con trai nói lý do tè ra quần nhưng người mẹ không tin, đến khi tận mắt nhìn thấy hành động của cô giáo thì mới vỡ lẽ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHI CHI ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN