Trẻ thích nói 4 câu này chứng tỏ chúng rất tự ti: Cha mẹ cần chú ý

Sự kiện: Dạy con

Lòng tự trọng thấp ở trẻ chủ yếu do cảm giác thất bại hoặc do sự giáo dục của gia đình không phù hợp, khiến trẻ trở nên rất tự ti.

Một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp không nhận ra giá trị của bản thân, thường xuyên lo lắng về việc người khác nghĩ về mình và chấp nhận sự thiếu tôn trọng của đối phương.

Khi một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp, chúng thường thích nói 4 câu dưới đây:

1. “Con không thể làm được”

Một đứa trẻ tự ti thường đánh giá thấp năng lực của bản thân, luôn cảm thấy mình không làm được, không thể vượt qua khi gặp khó khăn, thử thách. Chính vì thế, chúng thường hay nói “con không thể làm được”.

Có một cô giáo kể rằng, trong lớp mình dạy có một em học sinh viết chữ rất đẹp nhưng khi được đề nghị tham dự cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” thì liền từ chối. Cô bé này liên tục nói là “chữ em không được đẹp, em sợ mọi người sẽ cười”.

Mặc dù được mọi người khuyến khích và động viên nhưng cô bé này vẫn khăng khăng mình thực sự không thể làm tốt.

Trẻ thích nói 4 câu này chứng tỏ chúng rất tự ti: Cha mẹ cần chú ý - 1

Biểu hiện của cô bé này thể hiện sự kém tự tin, mặc dù biết mình có thế mạnh nhưng lại luôn phủ nhận điều đó, dù có cơ hội nhưng lại bỏ lỡ.

Khi một đứa trẻ luôn cảm thấy sợ hãi bản thân không làm được mặc dù chúng có khả năng làm tốt, tương lai của chúng sẽ gặp nhiều bất lợi. Sự tự ti này sẽ vô tình khiến chúng đánh mất nhiều cơ hội tốt trong công việc. Phần lớn những người giàu có đều sở hữu sự tự tin mạnh mẽ, đó là một trong những bí quyết thành công của họ.

2. “Con không xứng đáng”

Mặc dù trẻ sẽ không nói một cách rõ ràng như “con không xứng đáng với điều đó” nhưng những hành động thực tế lại chứng tỏ trẻ đang có suy nghĩ như vậy.

Đặc điểm lớn nhất của những đứa trẻ như vậy là chúng dễ dàng tự nguyện từ bỏ thứ mình thích.

Có bạn tranh giành đồ chơi, dù muốn chơi nhưng vẫn đành nhường nhịn cho người ta. Khi chơi với một nhóm bạn, trẻ hiếm khi chủ động tới chơi mà đợi người khác tới rủ. Khi thích món đồ nào đó, nếu thấy cha mẹ không đồng ý, chúng sẽ từ bỏ ngay.

Một đứa trẻ luôn tự nguyện nhường nhịn, khi lớn lên, trong một mối quan hệ nếu đối phương tốt hơn sẽ cảm thấy mình không xứng nên sẽ thu mình lại. Họ cũng có xu hướng sẵn lòng mua đồ cho người khác nhưng lại cảm thấy tội lỗi khi mua đồ cho mình, vì cảm thấy bản thân không xứng đáng.

Họ cũng thường xuyên giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Nhưng nếu người khác giúp đỡ mình, họ cảm thấy như bản thân đang bị mắc nợ, cảm giác rất khó chịu.

Trẻ thích nói 4 câu này chứng tỏ chúng rất tự ti: Cha mẹ cần chú ý - 2

3. “Mọi người đang nhìn con”

Khi có họ hàng, khách tới nhà, trẻ vội vàng trốn trong phòng không dám ra ngoài. Khi quen một thời gian, trẻ mới dám tiếp xúc với mọi người. Nhìn cảnh tượng như vậy nhiều người mẹ cảm thán: “Sao con mình lại nhút nhát thế nhỉ”.

Điều mà người mẹ không biết là con mình rất tự ti, luôn nghĩ người khác đang nhìn, chú ý tới mình. Nếu trước mặt mọi người mà trẻ phạm sai lầm nào đó, chúng cảm thấy như trời sắp sập xuống, trong lòng sợ hãi bị người khác cười nhạo.

Hơn nữa, cảm xúc của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, một ánh mắt hay một lời nói của người khác có thể khiến trẻ buồn trong một thời gian dài.

4. “Con không dám từ chối”

Trẻ có tâm lý tự ti rất sợ xung đột. Khi người khác nhờ trẻ giúp đỡ, dù không vui, chúng cũng sẽ không từ chối. Vì từ chối sẽ khiến trẻ cảm thấy người khác sẽ không thích mình, có ý kiến ​​với mình, sau này sẽ gây khó dễ cho mình?

Trẻ chỉ tự tin khi được người khác công nhận, tán thành. Ngược lại, một khi bị người khác phản bác, từ chối, trẻ sẽ chán nản và rất tự ti.

Những thói quen giúp rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Trong xã hội hiện nay, một đứa trẻ tự ti, luôn có cảm giác kém cỏi sẽ rất thiệt thòi so với bạn bè xung quanh và gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống. Chính vì thế, khi trẻ còn nhỏ, nếu nhận thấy con mình có những dấu hiệu tự ti, cha mẹ cần giúp con mình cải thiện điều này. Dưới đây là một số cách giúp rèn luyện sự tự tin cho con cái:

Trẻ thích nói 4 câu này chứng tỏ chúng rất tự ti: Cha mẹ cần chú ý - 3

- Luôn khẳng định bản thân ở hiện tại thay vì tương lai

Ví dụ, khi một đứa trẻ thu mình lại, chúng có thể nói “con sẽ cố gắng lần sau, sau này nhất định con sẽ trở nên dũng cảm, sau này con sẽ không sợ hãi nữa”.

Tuy nhiên, tương lai mà một điều đó quá mơ hồ, muốn cải thiện sự tự tin chỉ có thể nắm bắt ngay ở hiện tại. Cha mẹ có thể khuyến khích con bằng cách nói “con có thể thử lại điều đó ngay bây giờ, quan trọng là con đã rất dũng cảm”.

Chỉ bằng cách khẳng định bản thân ở thì hiện tại, trẻ mới có thể có được dũng khí và khiến mình tự tin hơn.

- Nói những điều khẳng định

Ví dụ, bạn đang chơi trò ai cười trước thì thua. Vì vậy, bạn cứ tự nhủ trong đầu: không được cười, không được cười, không được cười...

Nhưng điều gì sẽ xảy ra?

Tâm trí bạn tràn ngập tiếng cười, phải không? Vì vậy, bạn không thể kìm nén được lâu và cuối cùng đã cười thành tiếng.

Bởi vì tâm trí liên tục tập trung vào thứ mà bạn không cần, nó sẽ tự động thu hút hầu hết sự chú ý của bạn và phản tác dụng.

Vì vậy, khi dạy con cái tự khẳng định mình, cha mẹ cũng phải khẳng định những gì bản thân cần.

Ví dụ:

Nói con càng ngày càng siêng năng, đừng nói con không lười biếng nữa.

Nói con ngày càng bản lĩnh, đừng nói con không còn rụt rè nữa.

Nói con ngày càng tự tin, đừng nói con không còn kém cỏi.

Khi những điều tích cực và cần thiết này luôn thường trực trong tâm trí, trẻ sẽ dần dần bị sự gợi ý tác động và thay đổi theo hướng mình mong muốn.

- Nói những câu ngắn

Ví dụ, một câu nói đơn giản “cố lên, mình làm được” sẽ tốt hơn những câu dài lê thê.

Khi một đứa trẻ muốn thu mình lại trước nghịch cảnh, hãy để nó gửi cho chính mình một gợi ý đơn giản và mạnh mẽ:

“Thôi nào, mình rất tuyệt!

Thôi nào, mình có thể làm được!

Thôi nào, tôi chắc chắn sẽ thành công!”

Việc tự khẳng định mình là cách để nâng cao khả năng đánh giá bản thân và tìm thấy sự tự tin từ chính mình. Khi trẻ càng có lòng tin vào bản thân thì chúng càng tự tin mình có thể làm được nhiều thứ, kết quả sẽ ngoài cả mong đợi.

Cha mẹ áp dụng đúng phương pháp này, trẻ học ít nhưng cực kỳ hiệu quả

Chỉ cần trẻ tuân thủ theo nguyên tắc này, điểm số của chúng sẽ nhanh chóng cải thiện, thời gian học ít nhưng hiệu quả gấp bội phần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN