Trẻ sẽ khó thành công nếu không được dạy 11 bài học về tiền bạc sau đây
Càng dạy con cái về chuyện tiền bạc càng sớm, đặc biệt là dưới 10 tuổi, trẻ sẽ dễ tiếp thu và thay đổi. Như vậy khi lớn lên trẻ sẽ biết cách quản lý tài chính, biết cách chi tiêu và kiếm tiền giỏi.
1.Hiểu đúng về tiền bạc
Sau khi người mẹ nói với đứa con của mình rằng tiền xuất phát từ ngân hàng. Hôm sau, cậu bé nói với mẹ rằng hãy đến ngân hàng và họ sẽ đưa tiền cho mẹ để mua đồ chơi. Một trong những bước đầu tiên dạy con về tiền bạc là phải để trẻ hiểu đúng về nguồn gốc của tiền, có như thế chúng mới có thể làm chủ được tiền của mình.
2.Tiền không mọc từ trên cây
Khi trẻ con nhìn thấy tiền được rút ra từ cây ATM, chúng sẽ nghĩ rằng cứ cho thẻ vào là sẽ có tiền chạy ra. Lúc này bố mẹ nên giải thích để trẻ hiểu là phải làm việc thật chăm chỉ để kiếm tiền và ngân hàng chỉ là một nơi an toàn để giữ tiền mà thôi.
3. Quản lý chi tiêu
Cách tốt nhất để dạy trẻ cách quản lý chi tiêu là hãy đưa cho chúng một ít tiền. Nếu chúng dùng hết số tiền vào việc mua đồ chơi mà không còn đủ để mua đĩa DVD chúng thích. Đó thật sự là một điều tốt, vì chúng học được bài học trực tiếp từ việc tiêu xài hoang phí.
4.Điều tốt đẹp chỉ đến với những người biết chờ đợi
Dạy trẻ cách trì hoãn những sở thích nhất thời để chấm dứt lối tư duy “mua trước, trả sau”. Điều này có thể làm chúng nợ thẻ tín dụng sau này.
5.Mua sắm thông minh
Trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách những thứ cần mua, cửa hàng cần đến, giá cả…sau đó thử so sánh với giá trên mạng. Trẻ sẽ học được cách lên kế hoạch mua sắm trước khi trở thành một thói quen khó thay đổi.
6.Tiết kiệm thật là ngầu
Nếu trẻ muốn có một con búp bê và chúng không đủ tiền mua. Hãy bảo chúng tiết kiệm cho tới khi đủ tiền rồi dẫn trẻ tự đi mua và tự thanh toán bằng tiền của mình. Trẻ sẽ không bao giờ quên được cảm giác hạnh phúc khi đạt được mục tiêu, tự hào mua đồ mình thích bằng tiền dành dụm.
7.Theo dõi chi tiêu
Biết được số tiền mình đã được sử dụng cho việc gì là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý tiền bạc. Có thể để trẻ sử dụng sổ ghi chú hoặc sử dụng ứng dụng online để theo dõi số tiền đã tiêu.
8.Có một danh sách mong muốn
Đối với trẻ nhỏ, chúng rất khó để biết mình ưu tiên cái gì lên trước. Vì vậy, bố mẹ hãy ngồi cùng và viết ra một danh sách những thứ trẻ muốn với số tiền cụ thể. Sau đó, thảo luận cùng để giúp trẻ sắp xếp lại danh sách.
9.Tận dụng tối đa khoảng tiết kiệm
Bố mẹ nên giới thiệu đến con của mình những phương pháp tiết kiệm. Có thể tìm một máy tính lãi trực tuyến và chỉ cho trẻ biết rằng chỉ với 1$ thì có lãi suất như thế nào một thời gian ngắn.
10.Hãy hoài nghi
Dạy đứa trẻ hãy biết hoài nghi trước chiêu trò của các nhà sản xuất, quảng cáo để tránh khỏi sự hấp dẫn của những sản phẩm trên TV.
11.Chia sẻ
Đã bao giờ những đứa trẻ đã cho đi một phần trong khoảng tiền tiêu vặt mà chúng được nhận hàng tháng cho việc từ thiện? Hãy dạy chúng biết rằng tiền có thể dùng để giúp đỡ người khác thay vì mua những thứ bản thân muốn. Nhắc nhở chúng rằng, không quan trọng giúp tặng bao nhiêu, dù là một chút ít cũng có giá trị.
Nhiều bậc cha mẹ không biết nên bắt đầu từ đâu để dạy con về tiền bạc. Để trả lời được câu hỏi này, các bậc...