Trẻ nhút nhát và nhạy cảm, nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ không làm tốt 6 điều này
Khi một đứa trẻ nhút nhát, nhạy cảm, tính cách này phần lớn do ảnh hưởng từ môi trường gia đình.
Khi một đứa trẻ nhút nhát, không dũng cảm và nhạy cảm, điều này hoàn toàn không liên quan tới giới tính hay độ tuổi của chúng. Tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng tới tính cách của trẻ, phần lớn là do tác động từ yếu tố môi trường, gia đình và cha mẹ.
Một đứa con nhút nhát có lẽ sẽ khiến cho cha mẹ cảm thấy lo lắng và phiền lòng. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ nên chú ý những điều sau:
1. Không nên kiểm soát con cái quá chặt
Trẻ con thường tò mò về thế giới bên ngoài, trong quá trình khám phá, chúng có thể gặp không ít những vấp ngã. Một số cha mẹ vì quá lo lắng và thương con cái nên không muốn cho trẻ thử những điều mới lạ.
Sự bao bọc quá mức của cha mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương và có giảm giác như bị giam cầm. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của một đứa trẻ.
Để trẻ tự tin, mạnh dạn, dũng cảm, chúng cần tách ra khỏi cái bóng bảo vệ của cha mẹ.
2. Thường xuyên khen ngợi con
Trẻ thường không có nhiều kinh nghiệm khi giải quyết rắc rối nào đó, chúng có thể không hiểu điều mình đang làm là đúng hay sai nên có xu hướng rụt rè khi làm mọi việc.
Thế nhưng, khi cha mẹ nói cho trẻ biết điều gì đúng, điều gì sai, trẻ sẽ tự tin hơn rất nhiều. Đặc biệt, nếu trẻ được cha mẹ khuyến khích, động viên, chúng sẽ càng thêm tự tin và không còn rụt rè nữa.
3. Nếu trẻ làm điều gì sai, cha mẹ nên nói cho trẻ biết
Giống như việc trẻ làm đúng, nếu trẻ làm sai thì cha mẹ cũng nên nói cho chúng hiểu kịp thời. Nếu không trẻ sẽ luôn mắc lỗi giống nhau,và tốc độ tiến bộ sẽ rất chậm.
Nếu trẻ làm những việc sai trái, cha mẹ chỉ biết chê trách mà không nói cho chúng hiểu lý do là gì, trẻ sẽ ngày càng sợ làm những việc mình chưa từng làm. Điều này không có lợi trong việc học hỏi những điều mới.
Vì vậy, nếu cha mẹ muốn con dạn dĩ hơn thì đừng tiếc thời gian và công sức bỏ ra để hướng dẫn.
4. Nên học cách buông bỏ khi con đã lớn
Có một số cha mẹ lúc nào cũng có cảm giác không yên tâm với những gì con cái làm. Điều này sẽ khiến cho trẻ khó học cách tự lập và thường xuyên ỷ lại cha mẹ mình.
Vì vậy, cha mẹ hãy học cách buông bỏ đúng lúc đúng thời điểm để trẻ tự do phát triển tài năng của mình. Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ tự tìm cho mình hướng đi phù hợp với bản thân, khả năng thành công sẽ tăng lên.
5. Đừng chê trách con cái
Con cái có biểu hiện rụt rè, cha mẹ có lo lắng đến đâu cũng không nên chê trách trẻ hèn nhát. Trên thực tế, việc cha mẹ càng phê bình thì trẻ càng chán nản và nhạy cảm hơn.
Chỉ trích con cái là kẻ hèn nhát cũng có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự trọng của một đứa trẻ, làm cho khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng xa cách.
6. Đừng đe dọa trẻ
Nhiều bậc cha mẹ thích dọa nạt con cái vì nghĩ rằng điều này sẽ khiến chúng ngoan ngoãn hơn. Việc làm này tuy khiến trẻ trở nên vâng lời, ngoan ngoãn hơn nhưng đồng thời cũng khiến chúng trở nên rụt rè. Nếu muốn trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện, cha mẹ cần thử các phương pháp nhẹ nhàng hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
EQ đóng vai trò quan trọng không kém IQ, cha mẹ cần trau dồi điều này ngay từ khi trẻ còn nhỏ.