Trẻ làm sai không chịu xin lỗi, cha mẹ nên làm gì?
Khi trẻ làm sai chúng cần phải biết xin lỗi, nhưng xin lỗi như thế nào lại là điều rất quan trọng.
Có một cậu bé làm sai, bị mẹ dạy dỗ rất nghiêm khắc. Cậu bé sợ hãi muốn khóc nhưng người mẹ vẫn kiên quyết bắt con phải nói xin lỗi, còn dùng tay tát vào lưng con mình.
Cuối cùng, cậu bé miễn cưỡng thốt ra câu “mình xin lỗi bạn” trước sự nghiêm khắc của mẹ, rồi sau đó bật khóc. Sau khi nghe con nói xin lỗi xong, người mẹ bình tĩnh lại rồi kéo con về nhà.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, đây là điều mà chỉ những bậc cha mẹ có EQ thấp mới hay làm. Bản thân sự việc trên không quá nghiêm trọng. Được biết, cậu bé kia cướp đồ chơi của một bé gái. Người mẹ thấy cô bé kia khóc liền lập tức khiển trách con mình, buộc cậu bé phải xin lỗi.
Một số người cho rằng, cách làm của người mẹ này đáng được khen ngợi, làm như vậy khiến đứa trẻ ngoan hơn và đặc biệt không nuông chiều con.
Mặc dù ở một khía cạnh nào đó, cách làm của người mẹ có phần đúng, nhưng cách ép con phải xin lỗi như thế này rất có hại về mặt tâm lý của một đứa trẻ. Trẻ làm sai thì cần phải xin lỗi nhưng rõ ràng cách người mẹ trên cưỡng ép con mình đang có vấn đề. Dạy con theo kiểu này không được cách chuyên gia giáo dục khuyến khích.
Trẻ làm sai không chịu xin lỗi, làm gì để thể hiện mình là phụ huynh có EQ cao?
Những cha mẹ có EQ cao không bao giờ tập trung vào việc ép con mình nói cho bằng được lời xin lỗi, bởi làm như vậy sẽ khiến trẻ không nhìn ra được vấn đề của mình và chúng sẽ khó biết hối hận. Một lời xin lỗi mà không chân thành, không biết hối hận sẽ rất vô ích.
Nếu muốn mình là một bậc phụ huynh có EQ cao, bạn nên làm những điều sau:
- Quan sát phản ứng của trẻ
Nếu trẻ tỏ ra sợ hãi tột độ, trước tiên bạn nên thay mặt con mình xin lỗi đối phương, sau đó xoa dịu cảm xúc của con và nói rằng “có mẹ ở đây, con đừng sợ”.
Tất nhiên, điều này không phải là đồng ý với hành vi sai trái mà để đối phó với cảm xúc của trẻ lúc đó. Việc dạy dỗ, hướng dẫn của bạn sẽ chỉ hữu ích khi trẻ đã nguôi ngoai, bình tĩnh trở lại.
- Hướng dẫn trẻ tìm cách khắc phục
Bạn có thể hỏi trẻ cảm thấy thế nào nếu món đồ chơi yêu thích của mình bị người khác lấy mất? Vui, buồn hay tức giận? Sau đó, bạn hãy hỏi trẻ nếu mình lấy đồ chơi của người khác, ngoài việc trả lại cho bạn, trẻ cần làm gì để cảm thấy thoải mái hơn.
Đừng coi thường điểm này, đây là cách dạy trẻ tự chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của mình, đừng bỏ chạy khi có vấn đề, hãy đối mặt và giải quyết nó một cách tích cực, điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng mắc sai lầm trong tương lai.
- Trẻ không xin lỗi cũng đừng ép buộc
Nếu trẻ không chịu xin lỗi thì bạn cũng đừng ép buộc, vì điều đó không liên quan gì đến đạo đức của trẻ. Nguyên nhân chính là trẻ rất sợ hoặc cảm thấy xấu hổ khi phải xin lỗi.
Điều này liên quan đến môi trường gia đình, nếu sau khi cha mẹ cãi nhau mà không ai sẵn sàng xin lỗi đối phương, hoặc một trong hai người xin lỗi mà người kia vẫn không dừng lại, nó sẽ khiến trẻ nghĩ rằng lời xin lỗi không phải không quan trọng, không làm dịu cảm xúc của đối phương.
Vì vậy, cha mẹ nên làm gương ngay tại nhà, nếu ai đó mắc lỗi thì nên xin lỗi đối phương càng sớm càng tốt. Đây là phương pháp giáo dục dạy con bằng lời nói và những việc làm cụ thể.
Là cha mẹ, bạn phải biết rằng lời xin lỗi là phép lịch sự, thói quen này có thể được trau dồi từ từ. Cha mẹ phải để trẻ tự nhận ra lỗi của mình mỗi khi mắc lỗi và cố gắng tránh lặp lại lần sau.
3 khung giờ gian này rất có lợi cho một đứa trẻ, cha mẹ nên cố gắng duy trì thành thói quen.
Nguồn: [Link nguồn]