Trẻ khóc ròng, lớp vắng hoe sau kỳ nghỉ Tết

Sự kiện: Giáo dục

Sau hơn 10 ngày "ăn chơi" thả phanh, nhiều học sinh ở bậc mầm non và tiểu học khóc lóc khi đến lớp, còn học trò ở bậc lớn hơn cũng uể oải không kém.

Trẻ khóc ròng, lớp vắng hoe sau kỳ nghỉ Tết - 1

Sĩ số nhiều lớp học vắng hơn ngày thường trong buổi học đầu năm mới

Theo ghi nhận của phóng viên, tại trường Mầm non Minh Khai (Hà Nội), ngày thường sĩ số toàn trường là hơn 800 học sinh nhưng hôm nay chỉ có hơn 500 cháu đến trường.

Theo cô Đỗ Thị Khuyến - nhân viên của trường mầm non Minh Khai cho biết, trường nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội, nhiều gia đình có ông bà trông nên vẫn cố cho con cháu ở nhà chơi thêm đến hết tuần này.

Tương tự, tại trường mầm non Bee Elitte (Hà Nội), trường mầm non Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội… nhiều lớp học thiếu vắng học sinh. 

Theo các giáo viên ở đây, trường có nhiều học sinh chưa đến lớp do về quê hoặc đi du lịch cùng gia đình chưa kịp về. Một số gia đình muốn con em được nghỉ ngơi thêm nên đã xin phép cho các cháu nghỉ thêm vài ngày.

Không chỉ các trường mầm non thiếu vắng học sinh mà nhiều trường tiểu học, THCS và THPT đều trong tình cảnh tương tự. 

Theo cô Nguyễn Thị Nhiêm-giáo viên của trường THPT Vạn Xuân (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, riêng buổi sáng nay có 20 học sinh nghỉ học. Vào giờ học buổi chiều, có 8 học sinh chưa đến lớp do không bắt được xe từ quê về thành phố.

Cô Thái Liên Hương - giáo viên trường mầm non Chu Văn An (Hà Nội) cho biết, sau kỳ nghỉ dài, trẻ quen với việc ở nhà cùng bố mẹ và được tự do chơi nên khi đến lớp sẽ khóc đòi về. Tuy nhiên chỉ vài hôm các con sẽ lại vào nếp cũ. Những ngày này giáo viên không cố chạy theo chương trình, giáo án, khuôn khổ mà gây áp lực với trẻ.

Cô Hương cho rằng, nhiều gia đình có điều kiện sẽ cho con quay lại lớp muộn vài ba ngày. “Tình hình này thì có lẽ tới đầu tuần sau học sinh sẽ quay lại lớp đủ và việc học mới đi vào nề nếp được”- cô Hương cho hay.

Theo cô Ngọc Anh, giáo viên mầm non của một trường tư thục ở quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đối với các trường mầm non, sau Tết, đội ngũ giáo viên chắc chắc sẽ vất vả, áp lực hơn rất nhiều khi nhiều trẻ sẽ quấy khóc khi "bắt đầu lại". 

“Sáng nay, những trẻ ở lớp mẫu giáo bé hầu như cháu nào cũng khóc khi nhìn thấy cô và đòi về cùng bố mẹ. Vì thế, giáo viên cần sự hợp tác tích cực từ gia đình để cùng giúp trẻ thích nghi với lớp học trong giai đoạn này”- cô Ngọc Anh cho hay.

“Thời điểm này, cha mẹ nên cố gắng tạo cho con nề nếp trong sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, đừng thức quá khuya và nói chuyện thường xuyên với con về việc quay trở lại lớp học, gặp lại bạn bè.”- cô Đỗ Thị Hạnh, giáo viên một trường tiểu học ở Hoài Đức chia sẻ. 

Chị Lan Anh, có con học tại trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội) cho biết, trong những ngày Tết, cho biết, tết năm nay nhà chị có đưa con đi chúc tết ông bà, đi du lịch vùng Tây Bắc... làm nề nếp hàng ngày của các thành viên có sự thay đổi. Tuy vậy, để chuẩn bị tinh thần cho con hết tết sẽ quay lại trường, chị vẫn hay nhắc nhở con về việc học.

"Biết mồng 6 phải quay trở lại trường học nên sau mồng 4 đi chơi về chúng tôi đã phải nhắc nhở con ngồi vào bàn học và làm nốt bài tập được giao. Sáng nay, dù đã đặt đồng hồ báo thức dậy từ 6h nhưng sau đó con lại dậy tắt. 7h chuông reo tiếp nhưng cuối cùng 7h30 con mới bật dậy được và đi học buổi đầu bị muộn", chị kể.

Bộ quy tắc ứng xử của học sinh tiểu học tại Nhật Bản khiến cả thế giới “câm nín”

Nhóm quy tắc này đã gây nhiều tranh cãi trên các trang mạng xã hội ở Nhật Bản vì bao gồm những điều mà ngay cả người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN