Trẻ em có quan hệ không tốt với cha mẹ dễ mắc phải 4 vấn đề này khi lớn lên

Sự kiện: Giáo dục

Vai trò của cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trưởng thành của con cái.

1. Mặc cảm

Nhiều cho rằng, người cha có ảnh hưởng đến con trai nhiều hơn con gái. Trên thực tế, ý tưởng này là hoàn toàn sai lầm. Ảnh hưởng của cha đối với con gái không kém gì con trai. Việc các ông bố không thích thể hiện bản thân và luôn vắng mặt trong giáo dục con cái dẫn đến tình trạng những đứa trẻ khi lớn lên trong kiểu gia đình này thường có lòng tự trọng rất thấp. Các ông bố thường bày tỏ với con cái bằng những điều kiện kèm theo. Họ luôn nói: “Bố yêu con, nhưng con phải đạt được một tiêu nào đó thì con mới có thể khiến bố tôn trọng con”. Cách thể hiện này dường như gợi ý tâm lý cho trẻ: Nếu con không đủ tốt, con không xứng đáng được yêu thương. Do đó, chịu ảnh hưởng lâu dài của gợi ý tâm lý này, trẻ sẽ mặc cảm, tự ti. Đối với con trai, chúng có thể cảm thấy xa cách bố mình và tự gây áp lực để được bố chấp thuận.

Nhưng đối với con gái, bố là người tiếp xúc với người khác giới đầu tiên trong đời. Khi con gái không cảm nhận được tình yêu của bố mình, sau này chúng sẽ tự đặt mình vào thế bất lợi khi tìm bạn đời, cảm thấy mình không đủ tốt với đối phương, cho dù điều kiện của đối phương rất kém.

2. Bất ổn về cảm xúc

Trẻ em có quan hệ không tốt với cha mẹ dễ mắc phải 4 vấn đề này khi lớn lên - 1

Thực tế cho thấy, phương thức tư duy của trẻ em trước 12 tuổi tương đối đơn lẻ. Suy nghĩ của chúng rất khác với thế giới của người lớn, chúng sẽ không coi việc bố đánh mắng, mắng mỏ là động cơ mà chỉ cho rằng bố ghét chúng, luôn cho rằng mình không vừa mắt. Trong những tình huống như vậy, mối quan hệ giữa bố và con có thể trở nên căng thẳng. Căng thẳng giữa bố và con có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những cô gái có mối quan hệ không tốt với cha mình có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống hơn. Theo phân tích của chuyên gia, bố của những cô gái mắc chứng rối loạn ăn uống này đã thiếu quan tâm đến họ và mối quan hệ giữa họ cũng rất căng thẳng. Thậm chí, một số ông bố còn hung hăng, coi như là kẻ thù của con gái mình. Đối với những cô gái này, mối quan hệ thù địch với bố của họ đã ngăn cản họ thiết lập một trật tự nội tâm tốt và bản chất của chứng rối loạn ăn uống có liên quan nhiều đến sự bất ổn về cảm xúc.

3. Do dự

Trẻ em có quan hệ không tốt với cha mẹ dễ mắc phải 4 vấn đề này khi lớn lên - 2

Bên cạnh việc thờ ơ với con cái thì cũng có nhiều cha mẹ thường xuyên mắng mỏ, nghiêm khắc với con của mình. Họ luôn kiểm soát mọi hành động của con. Đây được coi là hành vi độc đoán trong tâm lý học. Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ có tính ỷ lại, luôn do dự khi làm bất cứ điều gì. Bởi vì những đứa trẻ này đã quen với việc làm theo định hướng của cha mẹ, việc đưa ra quyết định cho bản thân là khó khăn và vô cùng lúng túng.

4. Dễ hối hận và tự trách mình

Có nhiều gia đình dù trẻ tiến bộ hay thụt lùi thì vẫn luôn dùng bạo lực với con, không bao giờ chủ động khen ngợi hay khuyến khích con trẻ. Kiểu quan hệ cha mẹ và con cái này sẽ khiến trẻ khi lớn lên sẽ dễ hối hận và tự trách mình, bất kể chuyện gì xảy ra, chúng cũng cảm thấy đó là vấn đề của mình và tự nhận lỗi về mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỒNG THANH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN