Trẻ trong 3 kiểu gia đình này, tương lai cha mẹ được hưởng phúc

Sự kiện: Dạy con

Sự thành công của một đứa trẻ sau này có liên quan tới nền giáo dục chúng nhận được khi còn nhỏ.

Cha mẹ đầu tư công sức, tiền bạc vào việc nuôi dạy con cái, chỉ mong con sau này thành tài, về già được hưởng phúc. Tuy nhiên, tương lai của một đứa trẻ phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình. Nếu muốn con mình trở thành một người có ích trong tương lai, cha mẹ cần chú trọng tới một số khía cạnh ngay từ nhỏ.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong những kiểu gia đình dưới đây, sau này không dễ bị xã hội đào thải.

1. Cha mẹ có tính cách bình tĩnh, không bạo lực

Giáo dục tốt không nên chỉ tập trung vào việc nuôi dưỡng trí tuệ, mà quan trọng hơn là để trẻ có một nhân cách tốt. Tính cách tốt của trẻ thường dựa trên sự ổn định về mặt tình cảm của cha mẹ.

Trẻ trong 3 kiểu gia đình này, tương lai cha mẹ được hưởng phúc - 1

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ trong quá trình giáo dục con cái lại khó đạt được sự ổn định về mặt tình cảm. Nhiều cha mẹ bị áp lực bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền, thường trút sự tức giận lên con mình.

Mặc dù tức giận, sử dụng đòn roi là cách để răn đe, khiến trẻ nhanh sợ nhất nhưng nó có tác động rất tiêu cực tới trẻ.

Có một giáo sư tâm lý học từng nói: “Cơn giận dữ là kẻ thù lớn nhất của giáo dục gia đình. Cha mẹ thường mất bình tĩnh, không ổn định về mặt cảm xúc thì hiệu quả giáo dục gia đình kém và khó nuôi dạy con cái xuất sắc”.

Bởi vì cảm xúc của cha mẹ thực sự là một tấm gương phản chiếu của con cái họ. Cha mẹ mất kiểm soát về mặt cảm xúc sẽ nuôi dạy đứa trẻ có tính cách tiêu cực, sau này mọi hành động của trẻ đều phụ thuộc vào cảm xúc.

Tâm lý học giáo dục cũng cho thấy cha mẹ hay than phiền, nóng nảy, nuôi dạy con cái càng lo lắng, tự ti và tiêu cực, khả năng phản kháng yếu, muốn bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

Khi những đứa trẻ như vậy lớn lên và bước vào xã hội, chúng có xu hướng làm mất lòng lãnh đạo, đồng nghiệp và bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Ngược lại, một cuộc khảo sát nghiên cứu do Học viện Giáo dục Trung Quốc thực hiện cho thấy, cảm xúc của cha mẹ càng tích cực thì tỷ lệ trẻ đạt điểm xuất sắc càng cao.

Bởi vì cha mẹ có cảm xúc ôn hòa, họ thường có thể truyền thêm năng lượng tích cực vào con cái. Năng lượng tích cực này có thể nâng cao sự tự tin cho trẻ, khiến chúng làm việc gì cũng bình tĩnh, điềm đạm hơn.

2. Cha mẹ yêu thích việc học, tiếp thu kiến thức

Trong xã hội ngày nay, nếu con người không muốn bị đào thải, chậm phát triển so với thời đại, họ nhất định cần phải học hỏi và không ngừng tiếp thu cái mới.

Trẻ trong 3 kiểu gia đình này, tương lai cha mẹ được hưởng phúc - 2

Cha mẹ giống như người thầy đầu tiên của con cái, mọi lời nói và hành động đều có ảnh hưởng tới trẻ. Nếu trẻ sống trong một gia đình có truyền thống hiếu học, thường thấy cha mẹ đọc sách, tự học ở nhà, không khí học tập này sẽ ảnh hưởng dần dần tới trẻ.

Đổng Khiết là một thần đồng ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Cậu được mọi người ca ngợi là một bậc thầy về học thuật.

Một phóng viên đã phỏng vấn cha mẹ Đổng Khiết về bí quyết nuôi dạy con cái. Người mẹ cho biết ngay từ khi con cái còn nhỏ, cô đã chú ý tới việc nuôi dưỡng sự quan tâm của con mình, không đặt nặng vấn đề học hành và thường hỏi con thích điều gì.

Tuy nhiên, Đổng Khiết có cả bố và mẹ đều là người trí thức. Bố là giáo sư đại học, mẹ là kỹ sư, dưới sự tác động của bố mẹ, cậu có niềm đam mê với tri thức ngay từ nhỏ.

Ngay cả bản thân Đổng Khiết cũng cho biết, thỉnh thoảng khi chán học và không muốn đọc sách, bố mẹ cậu sẽ chủ động tắt TV, ngồi xuống đọc sách, thấy bố mẹ như vậy cậu cảm thấy xấu hổ vì đã lười học.

Cha mẹ muốn nuôi dạy những đứa trẻ có động lực, hãy để bản thân trở thành tấm gương và đồng hành cùng con để cùng tiến bộ.

3. Cha mẹ tôn trọng con cái

Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con mình có thể học giỏi, đậu vào trường đại học tốt, sau này kiếm được một công việc ổn định.

Trẻ trong 3 kiểu gia đình này, tương lai cha mẹ được hưởng phúc - 3

Dưới sự kỳ vọng của gia đình, nhiều đứa trẻ sớm đã chịu áp lực học hành đè nặng trên vai. Lúc này, mâu thuẫn âm thầm tích tụ trong lòng con cái.

Khi cha mẹ không tôn trọng ý kiến của con cái, kiểm soát quá mạnh sẽ khiến một đứa trẻ cảm thấy rất ngột ngạt trong chính gia đình mình.

Trong thực tế cuộc sống, những câu chuyện như vậy không phải là hiếm. Nhiều gia đình coi con cái như “đồ dùng cá nhân” và không biết tôn trọng suy nghĩ của con cái.

Ngược lại, nếu các thành viên trong gia đình có thể tôn trọng lẫn nhau, giao tiếp bình đẳng, con cái lớn lên trong một gia đình thường có thể có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Hơn nữa, cha mẹ dành cho con cái sự tôn trọng đầy đủ từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có nhiều cơ hội và sự tự do để lựa chọn.

Nguồn: [Link nguồn]

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường đều xuất thân từ 3 kiểu gia đình này

Tính cách của những đứa trẻ hay bị bắt nạt dường như thu hút những bạn học ưa bạo lực. Nếu sống trong một số gia đình đặc biệt, nó sẽ khiến trẻ có những tính cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN