Trẻ có 5 biểu hiện này khi còn nhỏ, chứng tỏ chúng có IQ cao
Thông qua một số biểu hiện, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được con mình có thông minh hay không.
Không chỉ có mỗi thể chất, sự tăng trưởng về trí tuệ cũng được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để cải thiện IQ cho con mình, không ít bậc phụ huynh chi rất nhiều tiền cho con học ở các trung tâm. Trên thực tế, muốn biết con mình có thông minh hay không, ngay từ giai đoạn sơ sinh, trẻ đã bộc lộ một số dấu hiệu.
Em bé của gia đình hàng xóm Tiểu Mỹ có một đặc điểm là rất thích cười. Mỗi khi gặp người lạ, em bé không hề tỏ ra lạ lẫm hay sợ sệt mà miệng lúc nào cũng cười tươi rất dễ thương.
Mọi người đều rất thích em bé này, một số ông bà lớn tuổi trong khu phố đều nói với người mẹ rằng, em bé này lớn rất chắc chắn sẽ rất thông minh.
Mặc dù đây chỉ là lời phỏng đoán và lời khen lịch sự của các ông bà, nhưng trên thực tế khoa học đã chứng minh điều này hoàn toàn đúng. Những đứa trẻ có IQ cao thường có những biểu hiện này khi nào nhỏ.
1. Thích cười
Trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi thường cười một cách vô thức, không tự chủ vì các cơ trên khuôn mặt vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Thế nhưng sau 3 tháng, nếu em bé có thể đáp lại hành động trêu ghẹo của cha mẹ hay tiếng cười của người khác, điều này chứng tỏ em bé có thể cảm nhận và phản ứng với mọi thứ bên ngoài. Lúc này, các dây thần kinh não bộ, cơ mặt phát triển tốt, dẫn tới hành động cười một cách có tự chủ.
Vì vậy, đừng coi thường hành động này của em bé, trong mắt người lớn đây chỉ là chuyện nhỏ nhặt nhưng nó lại chứng tỏ đó là một đứa trẻ có IQ cao.
Lúc này, người mẹ nên tương tác với em bé nhiều hơn, việc khiến chúng cười nhiều rất có lợi cho việc phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, khi hành động, cha mẹ cần chú ý 2 điều:
- Không lắc, đung đưa trẻ thường xuyên, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí tuệ.
- Tránh cù léc trẻ liên tục, có thể khiến trẻ khó thở.
2. Chơi đùa vui vẻ sau khi thức dậy
Hầu hết trẻ sẽ khóc sau khi thức dậy để thu hút sự chú ý của người lớn, nhưng một số trẻ sẽ không khóc mà sẽ tự chơi một mình, chẳng hạn như mút tay hoặc tự bi bô nói chuyện với chính mình. Những đứa trẻ như thế này bẩm sinh đã có tính cách độc lập, mạnh mẽ.
Khi thấy trẻ tự chơi một mình sau khi thức dậy, người mẹ đừng vội tới ôm hay trò chuyện mà để trẻ tự đắm chìm trong thế giới riêng của mình. Khi nào trẻ cần, chúng sẽ tự khắc sẽ biết cách làm mẹ chú ý tới mình.
3. Thích bắt chước
Khi thấy trẻ bắt chước hành động của mình, cha mẹ đừng vội ngăn cản vì đây là một biểu hiện chứng tỏ IQ cao. Trẻ sơ sinh có thể bắt chước một số hành động đơn giản, nhưng khi bước vào giai đoạn 2-3 tuổi, lúc này hệ thần kinh đã phát triển nhanh hơn nhiều, chúng sẽ dễ dàng bắt chước những gì mình nhìn thấy.
Khả năng bắt chước của trẻ liên quan đến nhiều khả năng khác, đòi hỏi trẻ phải có óc quan sát tỉ mỉ, trí nhớ tốt và khả năng phối hợp thể chất. Cha mẹ lúc này nên đặc biệt chú ý đến lời nói và việc làm của mình, đồng thời có ý thức làm gương tích cực cho con cái.
4. Khả năng tập trung cao độ
Một số cha mẹ sẽ phàn nàn về việc con cái quá mải mê chơi mà không lắng nghe lời mình nói. Trong trường hợp cha mẹ gọi con cái nhiều lần nhưng chúng vẫn mải chơi, đó không hẳn là chúng đang phớt lờ mà chỉ là do tập trung vào thứ khác nên không nghe thấy những gì cha mẹ nói.
Khi chơi, trẻ dồn hết sự tập trung của mình vào món đồ trên tay. Trẻ sẽ tự động bỏ qua những âm thanh khác bên ngoài và không chú ý tới thời gian. Đôi khi cha mẹ sẽ thấy trẻ mải mê chơi những trò như lắp ghép hình khối hoặc quan sát kiến trên mặt đất… Lúc này, cha mẹ không nên quấy rầy mà cố gắng tạo môi trường yên tĩnh để trẻ tập trung vào việc của mình.
Tập trung cao độ là một khả năng cực kỳ có lợi đối với mỗi người, khi đi học, trẻ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức trong thời gian ngắn, có khả năng ghi nhớ tốt và phản ứng nhanh.
5. Thích đặt câu hỏi
Khi đến một giai đoạn mà đứa trẻ sẽ hỏi rất nhiều, hỏi nhiều đến mức có thể khiến cho cha mẹ bực mình. Đôi khi, trẻ sẽ hỏi những câu mà cả người lớn cũng không biết phải trả lời như thế nào như “tại sao con mèo lại có lông hả mẹ”…
Thực ra, tò mò là một khả năng quan trọng trong việc hình thành nhận thức của con người. Một đứa trẻ luôn cảm thấy hứng thú với thế giới xung quanh, nghi ngờ về những gì mình nhìn thấy, sẽ thúc đẩy chúng thích khám phá nhiều thứ hơn. Vì vậy, nếu nhận thấy con mình thích đặt câu hỏi, tò mò về mọi thứ, cha mẹ nên tự hào vì đó là biểu hiện IQ cao của một đứa trẻ.
Trẻ có IQ cao không phải hoàn toàn là do di truyền, nó có thể được thúc đẩy thông qua cách giáo dục đúng từ cha mẹ ngay...
Nguồn: [Link nguồn]