Trẻ biết kiểm soát cảm xúc lớn lên rất dễ thành công và đây là cách dạy con của các bà mẹ ở Nhật
Nghiên cứu về giáo dục trẻ em cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người.
Nếu trẻ không thể tập trung chú ý, tính cách của bé sẽ là tức giận, bi quan, cô đơn, âu lo, không hài lòng với bản thân... Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của bé. Hơn thế nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực xảy ra thường xuyên và liên tục, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của bé.
Để dạy một đứa trẻ sống trong một xã hội đề cao giá trị tập thể, điều quan trọng là dạy cho chúng biết cách nhận ra và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác.
Các bà mẹ ở Nhật tôn trọng cảm xúc của trẻ bằng cách: Không ép trẻ hoặc làm trẻ cảm thấy xấu hổ. Họ dạy trẻ hiểu cảm xúc của người khác, thậm chí là cảm xúc của những vật vô tri. Ví dụ, nếu một đứa trẻ đang cố làm hỏng chiếc xe hơi đồ chơi, bà mẹ người Nhật sẽ nói: 'Tội nghiệp chiếc xe! Nó sắp khóc đấy'. Còn một bà mẹ Âu sẽ trách mắng trẻ: 'Dừng lại. Như thế là xấu đấy!'.
Người Nhật không khẳng định phương pháp của mình là tốt nhất. Ngày nay, nhiều giá trị phương Tây cũng đã ảnh hưởng tới truyền thống của họ. Nhưng thái độ cốt yếu của họ dành cho trẻ - là sự yêu thương và bình tĩnh - thì không thay đổi.
Mẹ Nhật tôn trọng cảm xúc của trẻ bằng cách: Không ép trẻ hoặc làm trẻ cảm thấy xấu hổ. Ảnh minh họa
Ngoài ra, một vài cách dưới đây cũng là gợi ý để các bậc phụ huynh có thể tham khảo để dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc:
Hiểu về cảm xúc
Trẻ thường khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc của mình theo một cách rõ ràng nhất, vì vậy các bậc phụ huynh cần có những định hướng và cách dạy con sớm. Thường trẻ nhỏ hay có những hành động nếu không đạt điều mình muốn như khóc lóc, ném đồ vật, ăn vạ hay cáu gắt...
Để giúp trẻ hiểu và biết cách diễn đạt cảm xúc, cha mẹ có thể dành thời gian trò chuyện, sử dụng sách tranh, video hoặc trò chơi để có thể vừa làm minh họa ví dụ, vừa giải thích các loại cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi… nhằm giúp các bé có sự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe không chỉ giúp trẻ nhỏ hiểu người khác mà còn giúp các bé biết cách quan tâm và đồng cảm. Cha mẹ có thể giúp con hiểu điều này thông qua cách giao lưu, lắng nghe và thể hiện mạch lạc điều mình mong muốn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ cách nhìn vào mắt người nói chuyện, gật đầu và trả lời theo từng trường hợp cụ thể.
Kỹ năng lắng nghe không chỉ giúp trẻ nhỏ hiểu người khác mà còn giúp các bé biết cách quan tâm và đồng cảm. Ảnh minh họa
Cách giải quyết vấn đề
Khi trẻ gặp vấn đề, không phải lúc nào cha mẹ cũng nên can thiệp ngay. Đôi khi, đặt ra câu hỏi như "Hãy nghĩ rằng bản thân nên làm gì khi xảy ra vấn đề này?" với con.
Điều này sẽ giúp khích lệ trẻ tư duy độc lập. Sau đó, cùng trẻ xem xét lại những giải pháp chúng đưa ra và đánh giá ưu nhược điểm từng điều.
Trực quan hậu quả
Việc trực quan hóa hậu quả có thể giúp trẻ nhận biết rõ ràng hơn về một số hành vi thiếu kiểm soát. Cha mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định hoặc chia sẻ những câu chuyện có liên quan nhằm giúp trẻ hình dung về kết quả của việc không kiểm soát cảm xúc của chính mình.
Từ đó, các bé sẽ có những cư xử chuẩn mực, khiêm tốn khi bước ra trường đời và sớm đạt thành công trong tương lai.
Tư duy tích cực
Tư duy tích cực sẽ giúp trẻ có được sự lạc quan kể cả khi đối diện với những khó khăn nhất trong cuộc sống. Bằng cách thể hiện sự lạc quan, luôn hướng đến điều tốt đẹp trong mọi tình huống sẽ khiến các bé dễ dàng xử lý mọi tình huống khi gặp phải.
Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ phát triển một tư duy tích cực và cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt nhất để các bé tự tin phát triển con đường sau này.
Việc cho con học các kiểu lớp này vừa “ném tiền qua cửa sổ”, tốn công sức mà chẳng có hiệu quả cao.
Nguồn: [Link nguồn]