Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên hạn chế “bám mẹ”?

Sự kiện: Dạy con

Nếu cha mẹ vẫn vô tư để con cái thân mật với mình, bám dính mẹ không rời, khi quá độ tuổi “vàng”, sẽ dẫn tới một số hệ luỵ nhất định.

Khi con cái tới một độ tuổi nhất định, một số cha mẹ sẽ tránh tiếp xúc gần gũi, đặc biệt là khi cha mẹ và con cái khác giới. Họ lo lắng rằng, điều đó có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.

Vì vậy, nhiều cha mẹ rất quan tâm tới khoảng cách giữa mình và con cái, chỉ cần con có một số hành vi thân mật, họ sẽ phản ứng ngay.

Cô Trần (Trung Quốc) rất thương yêu và quan tâm tới con trai mình. Cậu con trai cũng rất quý và thân với mẹ. Vì chồng đi làm xa nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do cô quán xuyến.

Từ nhỏ tới lớn, con trai luôn ngủ trong vòng tay của mẹ mỗi đêm vì sợ bóng tối. Khi con đi vệ sinh, mẹ cũng phải đứng ngoài canh chừng. Dù lớn rồi nhưng cậu bé vẫn để mẹ tắm cho vì sợ trượt ngã.

Khi con còn nhỏ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân, cô Trần chăm sóc con rất tỉ mỉ. Nhưng hiện tại, con trai của cô đã 6 tuổi, hoàn toàn không thể tự lập, lúc nào cũng phụ thuộc vào mẹ. Có những việc cậu bé có thể tự làm nhưng đều gọi mẹ, tính khí rất rụt rè.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên hạn chế “bám mẹ”? - 1

Thấy con trai cũng đã lớn nên không thể tiếp tục tình trạng để con “bám mẹ” như vậy. Vào một buổi tối, khi con trai thay đồ sắp đi ngủ, định ôm mẹ thì cô Trần nghiêm túc nói: “Bắt đầu từ hôm nay, khi đi ngủ con không được ôm mẹ nữa, con cũng phải tự đi tắm, tự đi vệ sinh, lau người, tất cả đều phải tự làm một mình. Vì cơ thể con rất riêng tư, không thể để người khác xem, huống chi mẹ là người khác giới với con”.

Nghe những lời mẹ nói, cậu bé khóc lóc, không hiểu tại sao mẹ đột nhiên lại nghiêm khắc với mình như vậy.

Cô Trần vẫn kiên quyết với quyết định của mình, đêm đó cô cho con tự ngủ. Nằm ở phòng bên cạnh, cô vẫn nghe thấy tiếng con khóc thút thít. Vài ngày sau đó, tình hình không mấy khả quan, con trai cô trở nên buồn rầu, người như mất hồn. Cô không biết mình nên làm gì để con trai trở nên mạnh mẽ, tự lập.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên hạn chế “bám mẹ”?

Bất kể là bé trai hay bé gái, trẻ sẽ nhận thức được giới tính ở độ tuổi từ 3 tới 5 tuổi. Lúc này, khi ở nhà, cha mẹ nên từ từ bắt đầu chú ý, tránh để con tiếp xúc thân mật hơn với mình.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên hạn chế “bám mẹ”? - 2

Về việc trau dồi nhận thức về giới tính và khả năng bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của trẻ, cha mẹ không nên quá lo lắng, vội vàng mà có thể bắt đầu từ các khía cạnh sau:

- Giáo dục giới tính

Để trẻ hiểu được sự khác biệt giữa các giới tính và thấy được sự khác biệt giữa mình và người khác giới.

Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt về giới tính, hiểu và đồng cảm với những người thuộc các giới tính khác nhau.

Giúp trẻ nhận thức về cơ thể, cảm xúc, nhu cầu và quyền của bản thân. Cha mẹ có thể dạy con những giá trị đúng đắn thông qua sách vở.

- Quyền riêng tư cá nhân

Cha mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của con cái và không can thiệp quá mức vào không gian riêng tư và lối sống của con mình. Đặc biệt, khu vực phòng ngủ, phòng học, nơi giải trí cần có sự tôn trọng nhất định.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy con cách bảo vệ vùng kín, không tiết lộ thông tin cá nhân cho người lạ, không để lộ vùng kín nơi công cộng... 

Tuy nhiên, nếu cha mẹ giáo dục nhận thức về giới tính cho con muộn hơn, việc trẻ gần gũi với cha mẹ thường sẽ trở thành thói quen và sự ỷ lại về mặt tình cảm. Kiểu hành vi thân mật này có thể khiến trẻ ngộ nhận và thực hiện với người khác.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên hạn chế “bám mẹ”? - 3

Trẻ sẽ bị ảnh hưởng gì nếu cha mẹ chậm trễ trong việc tách con khỏi vòng tay mình?

Nếu vượt quá độ tuổi từ 3 – 5 tuổi mà cha mẹ không dạy cho con những sự khác biệt về giới tính, vẫn vô tư để con “bám” mình, cuộc sống sau này của con có thể bị huỷ hoại. Dưới đây là một số tác động tiêu cực cha mẹ cần chú ý:

- Căng thẳng tâm lý

Ở bậc tiểu học là lúc trẻ có sự nhận thức rõ ràng nhất về sự khác biệt giới tính. Thế nhưng vào lúc này, bạn đột nhiên ngăn cản việc con cái “bám mẹ” như trước, nó sẽ khiến trẻ bị chới với, tự ti, lo lắng, dẫn tới những cảm xúc tiêu cực như tâm lý ghét bỏ bản thân, cho rằng mẹ không yêu thương mình nữa.

 - Gây căng thẳng

Nếu cha mẹ đột ngột đề cao sự khác biệt giới tính, thậm chí không cho con cái tiếp xúc thân mật với chính mình, điều đó có thể khiến mối quan hệ giữa 2 bên thêm căng thẳng, lạnh nhạt.

Trong khi rèn cho con tính tự lập, cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc giao tiếp và giáo dục tốt với con hằng ngày. Cha mẹ giúp trẻ hiểu đúng về sự khác biệt giới tính, hành vi riêng tư, đồng thời tôn trọng cá tính và nhu cầu phát triển của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thiết lập các mối quan hệ thân thiết lành mạnh, không can thiệp quá mức vào không gian riêng tư và lối sống của trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Không phải IQ, đây mới là điều khiến trẻ em có khoảng cách khác biệt đến vậy

Nếu ý thức được thời gian và biết cách quản lý, trẻ sẽ không còn trì hoãn khi làm bất cứ việc gì nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN