Trẻ 5 tuổi nhất định phải biết những điều này để có nhân cách tốt khi trưởng thành
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng quá sớm để dạy các giá trị đạo đức cho một đứa trẻ mới biết đi hoặc trẻ mầm non. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Đây là những giá trị mà tất cả trẻ em bước vào tuổi thứ 5 cần phải biết để có một nhân cách tốt khi trưởng thành.
1: Trung thực
Cách tốt nhất để khuyến khích sự trung thực của trẻ là chính bạn phải trở thành một người trung thực. Các bậc phụ huynh chính là những tấm gương của con mình, vì vậy điều quan trọng là bạn phải cố gắng không nói dối, thậm chí dù chỉ là một lời nói dối vô hại. Hãy để con bạn nghe thấy bạn trung thực với những người lớn khác. Một cách khác để nâng cao giá trị của sự trung thực là đừng phản ứng quá mức nếu phát hiện trẻ đang nói dối bạn. Thay vào đó, giúp bé tìm ra cách để nói lên sự thật.
2: Biết nhận lỗi và biết sửa sai
Để giúp trẻ tiếp thu ý thức sửa sai, cha mẹ cần khuyến khích con thực hiện một số hành động để khắc phục sai lầm. Một lời nói "Tôi xin lỗi" khá đơn giản đối với một đứa trẻ, và nó khiến bé dễ dàng thốt ra mà có thể không thật sự hối lỗi. Khiến một đứa trẻ thật sự nhận ra lỗi lầm và muốn sửa sai chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ hơn nhiều. Nếu bạn biết trẻ đã hành động xấu với ai đó, hãy giúp con nghĩ đến một cách để bù đắp. Ví dụ như bé có thể đền một chiếc xe tải của mình cho bạn cùng vì đã làm hỏng đồ chơi của bạn. Hoặc vẽ một bức tranh cho chị gái sau khi trêu chọc chị...
3: Kiên cường
Kiên cường là một giá trị mà bạn nên khuyến khích trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cách dễ nhất để dạy trẻ là tránh những lời khen ngợi quá mức hoặc những lời chê bai thậm tệ. Hãy đưa ra những góp ý, những phản hồi trung thực và nhẹ nhàng để trẻ tự nhận xét về bản thân.
Một cách mạnh mẽ khác để giúp trẻ phát triển sự quyết tâm, tính bền bỉ, nhẫn nại là khuyến khích trẻ làm những việc không dễ dàng và đưa ra lời khen ngợi phù hợp khi trẻ có cố gắng, có sáng tạo... Ví dụ khi con bạn nhút nhát, hãy lặng lẽ động viên trẻ tiếp cận sân chơi cùng với các trẻ em khác, nếu điều đó làm cho bé cảm thấy lo lắng và sợ hãi hãy khích lệ bé và khen ngợi thường xuyên nếu bé có những tiến bộ và dần có thêm bạn.
4: Biết quan tâm đến cảm xúc của người khác
Hãy giúp trẻ học cách quan sát cảm xúc của người khác thông qua nét mặt, giọng nói và để trẻ được giá trị của sự cân nhắc về việc không làm phiền lòng người khác vì lời nói, hành động vô tâm của mình. Theo thời gian, bé sẽ định hình thói quen biết quan tâm tới cảm xúc của người khác và biết tiết chế bản thân hơn.
5. Tình yêu
Hãy để trẻ thấy bạn thể hiện tình yêu và tình cảm của mình đối với những người, người thân trong gia đình và bạn bè xung quanh. Hãy thân mật và đối xử tử tế với mọi người mọi lúc mọi nơi để trẻ học hỏi cách thể hiện tình yêu thương. Nói chuyện với con cái về tình yêu và đánh giá cao ông bà, dì, chú bác và anh em họ của bạn đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình.Và dĩ nhiên, cũng luôn biểu lộ tình cảm của bạn dành cho con. Thường xuyên nói "mẹ yêu con” với trẻ. Càng có nhiều cái ôm và nụ hôn, ngôi nhà của bạn sẽ càng tràn đầy tình yêu và hạnh phúc.
Hướng con trẻ hành động theo những gì mình mong muốn là cách dạy của đa số các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều khi điều...