Tránh những tình huống đáng tiếc khi học sinh trở lại trường

Sự kiện: Giáo dục

Sau một thời gian dài phải ở nhà học trực tuyến, khi đi học trở lại, nhiều tình huống nếu không được kiểm soát sẽ gây hại cho con trẻ.

Mới đây, ở Hoành Bồ, Quảng Ninh, 13 trẻ đã phải nhập viện vì ăn kẹo lạ. Không chỉ vậy, qua test nhanh, nhiều em dương tính với ma túy sau khi ăn loại kẹo lạ. Điều này khiến cho gia đình và nhà trường lo ngại về việc an toàn khi trẻ quay trở lại trường, nhất là với hàng quán ăn vặt tràn lan phía ngoài cổng trường.

Loại kẹo gây ngộ độc cho học sinh tại Quảnh Ninh

Loại kẹo gây ngộ độc cho học sinh tại Quảnh Ninh

Phụ huynh cần sát sao khi con đi học trở lại

Sau nửa năm học sinh chỉ ở nhà học trực tuyến, khi được quay lại trường, trẻ thường có tâm lý được thoải mái, tự do. Tuy nhiên có nhiều sự việc phụ huynh cần cẩn trọng, tránh để tâm lý thoải mái mà ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập của con trẻ.

Chị Bùi Thị Hương, phụ huynh có con học lớp 11 ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất mong con trẻ sớm được trở lại trường học, bởi con trẻ ở nhà quá lâu sẽ nhút nhát, thụ động và có tâm lý hơi tiêu cực. Tuy nhiên khi các con được trở lại trường học, bên cạnh mối lo dịch bệnh thì còn rất nhiều điều khác như: ăn uống hằng ngày, đi lại… Vừa qua, sự việc học sinh ở Quảng Ninh bị ngộ độc cũng làm nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng”.

Bảo đảm an toàn cho học sinh khi trở lại trường học là vấn đề mà nhà trường và phụ huynh đều lo lắng (Ảnh tư liệu của trường THCS Gia Thuỵ)

Bảo đảm an toàn cho học sinh khi trở lại trường học là vấn đề mà nhà trường và phụ huynh đều lo lắng (Ảnh tư liệu của trường THCS Gia Thuỵ)

“Trẻ ở nhà, được cha mẹ chăm sóc đầy đủ từ bữa ăn cho đến giấc ngủ, khi đi học thì không thể kiểm soát được hết những hoạt động của chúng. Tôi nghĩ khi đi học trở lại, ngoài cổng trường sẽ bán các loại hàng quán, đồ ăn, uống không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con trẻ. Phụ huynh hay giáo viên cũng khó có thể ngăn cấm triệt để.

Tôi cho rằng, khi học sinh trở lại trường, các bậc cha mẹ cần dành sự quan tâm và sát sao hơn để canh chừng con cái, giúp chúng an toàn khi đi học”, chị Phùng Minh Phương, phụ huynh học sinh lớp 8 ở Hà Nội tâm sự.

Để trẻ an toàn khi đến trường, ngoài phòng chống dịch tốt, phụ huynh nên dành sự quan tâm tới con nhiều hơn, chia sẻ, chỉ dạy những điều nên và không nên làm; Tránh để trẻ có suy nghĩ được “xổ lồng”, tự làm những việc không phù hợp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, quá trình vui chơi và học tập.

Học sinh trường THCS Gia Thuỵ hoạt động thể dục, thể thao (Ảnh tư liệu)

Học sinh trường THCS Gia Thuỵ hoạt động thể dục, thể thao (Ảnh tư liệu)

Giúp học sinh làm quen với trạng thái bình thường mới

Cô Vũ Thị Ái Vân, giáo viên trường THCS Gia Thuỵ (Long Biên) chia sẻ: “Sau thời gian dài xa cách nhau vì hạn chế, nhiều học sinh thiếu thốn sự chia sẻ với bạn bè, bí bách nên có cơ hội gặp nhau sẽ bù đắp bằng cách giao lưu, ăn uống, tụ tập... không tránh khỏi thứ quà độc hại, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Trường THCS Gia Thuỵ không có hàng quán trước cổng trường nhưng thi thoảng cũng có một số gánh hàng rong ở bên ngoài cổng. Chúng tôi quán triệt với phụ huynh không cho con tiền tiêu vặt để hạn chế tình trạng con ăn phải thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, trong giờ học, các em không được ra khỏi cổng trường, vì thế không có tình trạng học sinh ra ngoài ăn quà vặt. Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn nhắc nhở học sinh về vấn đề này trong các buổi sinh hoạt dưới cờ...

Học sinh trường THCS Gia Thuỵ chụp kỷ yếu (Ảnh tư liệu)

Học sinh trường THCS Gia Thuỵ chụp kỷ yếu (Ảnh tư liệu)

Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục phố biến tuyên truyền giúp các em nhận thức nguy cơ và tránh xa nguy hiểm. Hoạt động này có thể lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp, các tiết dạy… cần có kế hoạch giáo dục hợp lí, khoa học, chú ý phương diện tinh thần và thể chất cho học sinh”.

Cô Trần Thị Mai, giáo viên trường THCS Hữu Văn, Chương Mỹ cũng cho rằng: “Khi học sinh đi học, gia đình và nhà trường cần phối hợp để giúp con thích ứng lại với môi trường bình thường mới. Thời gian đầu, thầy cô nên quan sát và chỉ dạy kĩ hơn, chia sẻ, thấu hiểu những mong muốn và khúc mắc của học sinh. Sự việc trẻ bị ngộ độc cũng là một trong số nhiều vấn đề đáng quan ngại khi học sinh trở lại trường.

Bên cạnh việc dạy kiến thức trên lớp học, thầy cô cố gắng dành thời gian để nhìn nhận và bảo ban học sinh về cả kiến thức thực tế, giúp các em bạo dạn và nhận thức sự việc đúng đắn. Nhà trường cũng nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trong quy mô nhỏ, để các em dần thích ứng và hòa nhập với trạng thái bình thường mới”.

Giờ chào cờ của trường THCS Hữu Văn, Chương Mỹ (Ảnh tư liệu)

Giờ chào cờ của trường THCS Hữu Văn, Chương Mỹ (Ảnh tư liệu)

Lo ngại về quà vặt ở cổng trường

Sự việc 12 em học sinh bị ngộ độc, trong đó có 9 em dương tính với ma túy tại trường THCS Hoành Bồ (Hạ Long, Quảng Ninh) đang khiến cho phụ huynh và nhà trường lo lắng hơn về vấn đề thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bủa vây cổng trường. Những loại kẹo bánh không nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo sức khỏe tại cổng các trường học vẫn là một trong mối lo ngại lớn với cả cha mẹ và thầy cô.

Cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, dẹp bỏ quán hàng rong lộn xộn ngoài cổng trường (Ảnh tư liệu)

Cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, dẹp bỏ quán hàng rong lộn xộn ngoài cổng trường (Ảnh tư liệu)

Phụ huynh cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng cần thắt chặt và kiểm soát hơn nữa việc kinh doanh buôn bán các mặt hàng, nhất là những đồ dùng liên quan đến sức khỏe nơi cổng trường. Học sinh còn nhỏ và chưa có đủ nhận thức, lại dễ tiếp cận những loại thực phẩm này nên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

23 tỉnh/thành nào đã cho 100% học sinh đi học trực tiếp?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, 23 địa phương đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chi Mai ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN