Trái bóng trận chung kết AFF Cup 2018 vào đề thi môn hóa

Sự kiện: Giáo dục

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) tỏ ra vô cùng thích thú khi đề thi môn hóa học kỳ I vừa qua khi nghiên cứu về trái bóng trong trận chung kết AFF Cup 2018.

Cụ thể ở mã đề 209, ở câu số 23 phần thi trắc nghiệm, đề thi được ra như sau: tối thứ 7 ngày 15-12, trong sự hân hoan vỡ òa của người hâm mộ, thế hệ vàng tiếp theo của bóng đá Việt Nam chính thức đoạt chức vô địch giải bóng đá AFF Suzuki Cup 2018 sau đúng 10 năm chờ đợi.

Trong bóng đá, thách thức đến với các tuyển thủ không phải chỉ từ nhân lực và chiến thuật của đội bạn. Mà đôi khi còn đến từ chính trái bóng sử dụng cho kỳ thể thao đó.

Trái bóng chính thức tại AFF Cup 2018 có tên là Primero Mundo X Star, được giới thiệu là giảm độ hấp thụ nước, có độ tròn hoàn hảo, dễ kiểm soát, mềm nhẹ, với điểm nhấn là logo hình chữ X thể hiện sự thống nhất và đoàn kết của 10 đội bóng Asean tham dự giải đấu. Tuy vậy vẫn còn bị nhận xét là hơi nặng.

Trái bóng trận chung kết AFF Cup 2018 vào đề thi môn hóa - 1

Đề thi môn hóa khiến học sinh hào hứng

Trong khi đó, trái bóng Telstar 18 được sử dụng trong World Cup 2018 do Adidas sản xuất thậm chí còn chứa cả chip điện tử NFC giúp trọng tài định vị và nắm bắt các thông số của bóng. Đồng thời có cấu tạo là loại cao su sinh thái đầu tiên trên thế giới được làm từ cây mía, nên có đến 70% thành phần sinh học. Bằng kiến thức đã học, hãy đề nghị dây chuyển hóa nào sau đây có thể tạo ra polime từ cây mía?...

Ở câu số 2, lại có cách hỏi thú vị như sau: ...Suốt 90 phút của trận đấu, Quang Hải liên tục trở thành mục tiêu chặt chém của cầu thủ Malaysia...Thậm chí tuyển thủ số 19 của Việt Nam phải rời sân ít phút sau pha phạm lổi ở phút 56. Ngay lập tức đội ngũ y tế xuất hiện và dùng bình xịt y tế để giảm đau giúp Quang Hải khắc phục cơn đau nhanh chóng. Thành phần của bình xịt tê giảm đau gồm khí CO2 lạnh và hợp chất hữu cơ etyl clorua...

Trái bóng trận chung kết AFF Cup 2018 vào đề thi môn hóa - 2

Trước đó, học sinh TP HCM cũng vô cùng thích thú với những đề thi mang hơi thở cuộc sống, đưa những tình huống từ thực tiễn vào đề thi. Chẳng hạn như đề thi môn lịch sử của thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP HCM)

Cụ thể, đề thi có câu hỏi như sau: Hình ảnh trên từ trận chung kết của giải AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia. Theo em, việc gia nhập ASEAN sẽ mang lại cho các cổ động viên bóng đá các nước những thuận lợi và thách thức gì?

Thầy Đăng Du chia sẻ, chương trình lớp 12 học chủ đề sự ra đời, phát triển, thách thức và cơ hội khi gia nhập tổ chức ASEAN. Trong đó, học sinh phải biết vận dụng kiến thức vào thực tế để biết được những thuận lợi, khó khăn và trách nhiệm công dân trong quá trình hội nhập. Thay vì đặt vấn đề thuận lợi, thách thức với công dân các nước ASEAN, thì nay đặt vào một con người cụ thể là những cổ động viên bóng đá để gần gũi, hấp dẫn với các em học sinh. Hình ảnh trận chung kết gợi nhớ đến chiến thắng của đội tuyển Việt Nam nên làm học trò rất hào hứng.

Học sinh “phát cuồng” vì HLV Park Hang Seo và đội tuyển Việt Nam vào đề thi Văn THPT

Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn như thi vị hơn, được học sinh đón nhận một cách thích thú khi đề cập đến HLV Park Hang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Văn ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN