TQ: Nữ sinh lên mạng than thở vì bố mẹ không chịu tổ chức tiệc mừng đỗ đại học cho mình
Tâm trạng của nữ sinh này cũng là điều trăn trở của nhiều học sinh khi đậu đại học.
Một nữ sinh sống ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã lên mạng xã hội than thở vì bố mẹ không chịu tổ chức tiệc mừng đỗ đại học cho cô. Cô đoán rằng, có thể là do đầu năm gia đình đã tổ chức tiệc tân gia, bố mẹ ngại tổ chức 2 bữa tiệc trong vòng một năm sẽ rất phiền phức. Bố mẹ cô không muốn tổ chức nhưng vẫn hỏi ý kiến con gái cho có lệ. Cô ngại nói thật, chỉ ậm ờ cho qua, bố mẹ cô cũng không định tổ chức nữa.
Mặc dù vậy cô vẫn cảm thấy rất ấm ức, bởi vì bạn bè đều tổ chức tiệc, cô cũng đã đi dự tiệc của họ, nhưng mình lại không có nên cảm thấy rất mất mặt. Cô tự nhủ rằng, bố mẹ không muốn tổ chức có lẽ là do cô thi trượt đại học chính quy, chỉ đậu vào trường dân lập hạng hai. Hoặc có thể là do vấn đề kinh tế gia đình, vốn dĩ không có gì nhưng bị bố mẹ hỏi một câu, cô lại càng ấm ức hơn.
Ảnh minh hoạ.
Trong thời đại đầy cạnh tranh và kỳ vọng này, kỳ thi đại học là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời một người, kết quả thi thường được xem là thước đo thành công của học sinh. Tuy nhiên, khi kết quả thi không như mong đợi, nhiều gia đình và học sinh rơi vào vòng xoáy cảm xúc phức tạp, trong đó, việc có tổ chức tiệc mừng đỗ đại học hay không trở thành một chủ đề nhạy cảm và tế nhị.
Đối với cô gái trong trường hợp trên, cảm giác "mất mặt" của cô phần lớn là do ảnh hưởng của tâm lý so sánh trong xã hội. Cô cho rằng, bạn bè đều tổ chức tiệc, nếu mình không tổ chức, sẽ giống như bị dán nhãn "thất bại". Tuy nhiên, cô đã bỏ qua một điểm quan trọng nhất, kỳ thi đại học chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời, không phải là điểm kết thúc, thành tích học tập tốt hay xấu không thể hoàn toàn định nghĩa giá trị của một người.
Kỳ thi đại học về bản chất là một cuộc tranh tài về kiến thức và năng lực, nó kiểm tra kết quả học tập và nỗ lực của học sinh trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, kết quả thi đại học thường được gán cho quá nhiều ý nghĩa xã hội, trở thành thước đo giá trị của học sinh và thậm chí là cả gia đình.
Dưới quan niệm này, phong trào so sánh giữa học sinh, giữa các gia đình ngày càng phổ biến, không chỉ làm gia tăng nỗi lo về giáo dục mà còn làm méo mó ý nghĩa thực sự của kỳ thi đại học.
Tiệc mừng đỗ đại học ban đầu là để chúc mừng học sinh đỗ đại học, chia sẻ niềm vui với bạn bè người thân. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, ý nghĩa của tiệc mừng đỗ đại học dần thay đổi, trở thành công cụ để khoe khoang và so sánh.
Đối với những học sinh đỗ vào trường đại học danh tiếng, tiệc mừng đỗ đại học có thể tăng thêm phần vinh quang, nhưng đối với những học sinh không được vào trường đại học như mong muốn, tiệc mừng đỗ đại học có thể trở thành gánh nặng và sự xấu hổ.
Do đó, các bậc phụ huynh nên nhìn nhận tiệc mừng đỗ đại học một cách lý trí, đưa nó trở về bản chất là một sự chúc mừng. Bất kể kết quả thi đại học của con mình như thế nào, miễn là chúng đã nỗ lực, đã vượt qua chính mình, đều xứng đáng được chúc mừng.
Phụ huynh có thể tổ chức những bữa tiệc thân mật trong gia đình, du lịch gia đình cùng nhau… để bày tỏ sự chúc phúc, động viên con cái một cách ấm áp, riêng tư hơn, thay vì chạy theo phong trào, theo đuổi sự hào nhoáng bên ngoài.
Tóm lại, kỳ thi đại học chỉ là một điểm khởi đầu trong cuộc đời, học sinh nên đối mặt với kết quả thi và vấn đề tiệc mừng đỗ đại học một cách bình thường. Giảm bớt sự so sánh, rèn luyện tâm lý khỏe mạnh để giúp ích cho sự trưởng thành và phát triển của bản thân.
Với ước mơ trở thành cô giáo, nữ sinh Đinh Thị Xuyến - người đã đạt 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguồn: [Link nguồn]