Tình yêu kiểu này khiến con cái như sống trong địa ngục, dễ nổi loạn

Sự kiện: Dạy con

Khi cha mẹ không kìm chế được cảm xúc của mình, biến tình yêu thành một thứ gông cùm đè nặng trên vai con cái, điều đó rất dễ khiến trẻ có hành vi cực đoan.

Có một sự việc đau lòng xảy ra đã lâu ở Thanh Đảo, Trung Quốc nhưng mỗi khi nhắc lại các bậc phụ huynh không khỏi xót xa và suy ngẫm. Được biết vào ngày 23/5/2020, truyền thông Trung Quốc chấn động khi biết được thông tin có một cô gái 15 tuổi nhẫn tâm giết mẹ mình bằng sợi dây thừng.

Khi sự việc lan truyền trên mạng, mọi người nhận ra rằng, hành vi của cô gái này không phải là một tai nạn, đó là một kế hoạch đã nung nấu trong tâm trí từ lâu. Trong thâm tâm cô gái ấy, không biết đã có bao nhiêu lần muốn kết liễu cuộc đời của mẹ mình.

Đứa con gái và người mẹ xấu số.

Đứa con gái và người mẹ xấu số.

Chứng kiến ​​sự việc như vậy khiến người ta không khỏi rùng mình. Họ thắc mắc rằng, rốt cuộc mối hận thù nào sâu sắc tới mức có thể khiến đứa con gái nhẫn tâm ra tay với mẹ mình như vậy.

Được biết, người mẹ này tên Trương Linh (45 tuổi), là một bà mẹ đơn thân sống với con gái. Trong thế giới của cô, ngoài công việc chính là đứa con gái. Cô thậm chí không muốn tái hôn để toàn tâm toàn ý nuôi dạy con gái nên người.

Trong vấn đề học hành, cô luôn yêu cầu khắc khe với con gái, nhất định phải vào top 5 của lớp, tốt nhất là top 3. Khi điểm số bị tụt một chút, cô liền cho rằng con gái ham chơi. Trong cuộc sống hằng ngày, con gái bắt buộc phải nghe mẹ 100%. Không uổng công kỳ vọng của người mẹ, con gái cô sau đó đậu vào một trường cấp 3 top đầu.

Thế nhưng, những người hàng xóm kể lại rằng, trong vài năm gần đây, đứa con gái không còn vui vẻ như trước nữa. Khi đứa con gái thân thiết với một bạn nam trong lớp, người mẹ có vẻ như hiểu lầm điều gì đó nên tức tốc tới trường, chỉ tay thẳng mặt với cậu con trai kia, điều này khiến con gái vô vô cùng xấu hổ.

Có lẽ đó chỉ là một trong vô số những tình huống khiến đứa con gái căm ghét mẹ mình. Hầu như ngày nào người mẹ cũng mắng mỏ, chỉ trích con gái mình.

Cô gái này khai với cảnh sát rằng, động cơ giết người của mình là vì thi trượt và sợ bị mẹ mắng. Thế nhưng, người ta hiểu rằng, đây không thể là động cơ nhất thời. Tất cả những bằng chứng cho thấy đứa con gái đã phải khổ sở chịu đựng trong suốt thời gian dài.

Người mẹ xem con gái là trọng tâm duy nhất trong cuộc sống, thậm chí là hy vọng duy nhất của mình. Dần dần tình yêu của người mẹ trở nên cực đoan, áp bức, khiến con đứa con gái cảm thấy như bị khó thở, giam cầm trong chính ngôi nhà của mình.

Sự tổn thương của đứa con gái khi được nhân danh tình yêu của người mẹ không ai phát hiện ra cho đến khi mọi thứ như giọt nước làm tràn ly. Cái chết của người mẹ đã lột tả được tình yêu độc hại mà đứa con gái phải chịu đựng suốt mười mấy năm. Bi kịch của gia đình này khiến cho không ít các bậc cha mẹ khác giật mình suy ngẫm về tình yêu của mình dành cho con cái.

Tâm trạng cực đoan của cha mẹ ảnh hưởng tới con cái như thế nào?

Cảm xúc tồi tệ của cha mẹ trong thời gian dài đã khơi dậy ngọn lửa xấu ra trong lòng con cái, cuối cùng có thể dẫn tới bi kịch như trong trường hợp trên. Trong rất nhiều trường hợp khi đã xảy ra chuyện đau lòng, nếu cha mẹ biết kiềm chế cảm xúc của mình một chút, có lẽ sẽ không khiến trẻ nghĩ tới những điều cực đoan.

Tình yêu kiểu này khiến con cái như sống trong địa ngục, dễ nổi loạn - 2

Cha mẹ dễ xúc động, thường xuyên đánh đập, mắng mỏ con cái, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy dễ bị tự kỷ và có xu hướng làm những điều xấu. Khi có chuyện gì đó uất ức, chúng không dám bày tỏ, về lâu dài càng sợ hãi cha mẹ mình và dẫn tới những hành vi thiếu suy nghĩ.

Khi cha mẹ không kìm chế được cảm xúc của mình, nóng nảy, mất kiểm soát, trẻ nhìn thấy cảnh tượng này trước mắt sẽ để lại bóng đen trong lòng chúng từ nhỏ, khiến chúng sợ hãi hôn nhân gia đình. Sống trong một bầu không khí gia đình tiêu cực như vậy, trẻ rất dễ bắt chước, khiến chúng sau này trở thành bản sao của chính cha mẹ mình.

Làm sao cha mẹ có thể kiểm soát cảm xúc của mình

- Chuyển sự chú ý sang thứ khác khi tức giận

Khi cha mẹ cảm thấy mình sắp bùng nổ, họ có thể chuyển hướng chú ý sang thứ khác, tự tạo cho mình khoảng thời gian bình tĩnh như làm việc nhà hoặc đi dạo.

Khi bình tĩnh trở lại, tâm trạng tồi tệ sẽ biến mất và những cảm xúc bộc phát không cần thiết sẽ tự nhiên tránh được.

Tình yêu kiểu này khiến con cái như sống trong địa ngục, dễ nổi loạn - 3

- Chấp nhận thực tế

Cha mẹ có thể tức giận khi thấy con mình mắc lỗi, nhưng sự việc đã xảy ra rồi, và việc áp đặt những cảm xúc như vậy lên trẻ sẽ không giải quyết được vấn đề thực sự.

Việc tức giận lúc này không giải quyết được gì, ngược lại còn ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Tốt hơn hết, cha mẹ nên hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và thầm thuyết phục bản thân: “Đây là con mình, dù nó có làm gì đi nữa thì mình cũng phải học cách chấp nhận”.

- Trau dồi tình cảm và có sở thích riêng

Cha mẹ không nên để sự chú ý hoàn toàn vào con cái, điều này sẽ chỉ khiến con cái bị áp bức nhiều hơn và khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình.

Tình yêu kiểu này khiến con cái như sống trong địa ngục, dễ nổi loạn - 4

Tốt hơn hết cha mẹ nên có sở thích riêng của bản thân như trồng hoa, đọc sách, uống trà, nâng cao tình cảm, tu tâm dưỡng tính. Là bậc cha mẹ biết kiềm chế cảm xúc một cách hợp lý, kiềm chế được cảm xúc sẽ giảm bớt những cãi vã, xung đột trong gia đình.

Bạn nên chuyển tình yêu của mình dành cho con cái thành sự quan tâm và chăm sóc, thay vì thể hiện nó bằng những cảm xúc tồi tệ. Nếu bạn muốn cho con mình một cuộc sống tốt nhất, hãy bắt đầu bằng cách kiểm soát cảm xúc của mình trước tiên.

3 vấn đề tiêu cực trẻ dễ mắc phải nhất khi trưởng thành nếu có EQ thấp

EQ đóng vai trò quan trọng không kém IQ, cha mẹ cần trau dồi điều này ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN