Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư mới nhất

Sự kiện: Giáo dục

Dự thảo mới nhất về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm GS, PGS đã được đưa ra xin ý kiến.

Cụ thể, dự thảo này có khá nhiều quy định mới so với dự thảo cũ. Theo đó, ứng viên thực hiện xét tại cơ sở giáo dục đại học theo kế hoạch hàng năm, căn cứ nhu cầu xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Hội đồng Giáo sư cơ sở có từ 9 (chín) đến 15 (mười lăm) thành viên. Để có đủ số lượng thành viên, Hiệu trưởng có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước tham gia hoặc có thể liên kết với cơ sở giáo dục đại học khác để thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và báo cáo kết quả xét lên Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng đề nghị Hội đồng Giáo sư nhà nước xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho ứng viên.

Hồ sơ điện tử của ứng viên phải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên) và trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Hội đồng giáo sư ngành và liên ngành sẽ được "tích hợp", trở thành cơ quan giúp việc cho Hội đồng giáo sư nhà nước. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo.

Theo đó, nhiệm vụ của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là giúp Hội đồng Giáo sư nhà nước xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu và năng lực ngoại ngữ của ứng viên theo từng chuyên ngành.

Xét và thẩm định hồ sơ của các ứng viên do Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và báo cáo lên Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư mới nhất - 1

Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư

Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặcthi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp.

Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận, nhận xét về kết quả đào tạo của giảng viên.

Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.

Ứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây được xác định là thành thạo ngoại ngữ:

Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;

Đã tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài và được cấp bằng cử nhân ngôn ngữ nước ngoài;

Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL IBT với điểm tối thiểu là 65 hoặc IELTS với điểm tối thiểu là 5.5 có thời hạn không quá 02 (hai) năm tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;

 Đang giảng dạy một môn chuyên môn bằng ngoại ngữ.

Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Quyết định này đối với chức danh giáo sư và khoản 9 Điều 8 Quyết định nàyđối với chức danh phó giáo sư.

Số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến: Chuyến tàu vét?

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN