Tiếng Việt không dấu được cấp bản quyền, còn nhiều tranh cãi về có sử dụng hay không

Sự kiện: Giáo dục

Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 đồng tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình chính thức được cấp bản quyền. Tuy nhiên công trình này có được đưa vào sử dụng hay không còn nhiều tranh cãi.

Hai đồng tác giả Kiều Trường Lâm (ở Hà Nội) và Trần Tư Bình (hiện đang sinh sống và làm việc ở Úc) vừa nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.

Tác giả Kiều Trường Lâm (34 tuổi, Hà Nội) có đam mê nghiên cứu ngôn ngữ từ khi còn học Tiểu học. Tác giả này bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu từ năm lớp 2 - lớp 10. Năm 2012, ông phát hiện đề tài "Chữ Việt nhanh" - một kiểu chữ Việt ngắn gọn của tác giả Trần Tư Bình.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm Chữ Việt Nam song song 4.0

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm Chữ Việt Nam song song 4.0

Tác giả Kiều Trường Lâm sau đó thử kết hợp nghiên cứu của mình và tác giả Trần Tư Bình thì cho ra kiểu chữ viết mới. Kiểu chữ này được đặt tên "Chữ Việt Nam song song 4.0". Sau nhiều năm nghiên cứu, "Chữ Việt Nam song song 4.0" (CVNSS 4.0) của Kiều Trường Lâm chính thức được sáng tạo thành công vào tháng 10-2019 khi phối hợp với "Chữ Việt nhanh" của tác giả Trần Tư Bình.

Ngày 25-3, tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VH-TT-DL cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.

Ông Kiều Trường Lâm và bài thơ "Mưa Xuân" được viết lại bằng CVNSS 4.0

Ông Kiều Trường Lâm và bài thơ "Mưa Xuân" được viết lại bằng CVNSS 4.0

Hiện tại chữ viết cải tiến của tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình tạm thời được gọi là "Chữ VN song song 4.0". Ông Kiều Trường Lâm cho biết chữ "Việt Nam" được viết tắt thành "VN" vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên. Ông Lâm bày tỏ hy vọng, công trình sẽ có ứng dụng trong tương lai và một ngày nào đó sẽ được gọi đúng với cái tên "Chữ Việt Nam Song Song 4.0".

Chia sẻ về công trình của mình, tác giả Kiều Trường Lâm cho rằng một sản phẩm mới ra đời thì bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tất cả những ý kiến phản biện ấy đều đáng được trân trọng và ghi nhận.

Tác giả cũng cho rằng cần rất nhiều thời gian để mình chứng minh cho độc giả thấy rằng sản phẩm rất hấp dẫn nếu họ sẵn sàng học nó và thử áp dụng. Ông Lâm cũng tin rằng những ai từng phản biện gay gắt với công trình của mình sẽ nhận ra nó có ứng dụng thực tiễn nếu thử áp dụng. Theo ông Lâm, hiện có một vài độc giả đã liên hệ với ông và đang thử học, sau khi hiểu được giá trị của bộ chữ này thì bắt đầu cảm thấy hay.

Bài Lời nguyện cầu ngày Noel được chuyển sang chữ Việt Nam song song 4.0

Bài Lời nguyện cầu ngày Noel được chuyển sang chữ Việt Nam song song 4.0

Bên cạnh đó, chữ Việt Nam song song 4.0 là chữ không dấu có thể sử dụng ở bất kỳ điện thoại hay máy tính nào mà không cần bộ gõ tiếng Việt nên sử dụng trên Internet sẽ rất hiệu quả, được giới trẻ tin dùng trong tương lai.

Trong khi đó, theo đánh giá của một số chuyên gia ngôn ngữ, Cục Bản quyền cấp bản quyền cho công trình này là bình thường trong xã hội tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Điều này để khẳng định sáng tạo ấy là của tác giả sáng tạo ra nó. Còn chuyện sáng tạo mới ấy có đưa ra thực tế cuộc sống được không thì lại là chuyện khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Cấp bách chuẩn hóa chính tả tiếng Việt

Quy định chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đang được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm thống nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN