Thứ trưởng Bộ GD&ĐT “bật mí” về đề thi, cách thức thi tốt nghiệp THPT
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa thông tin về phương án cụ thể trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ngày 21/4, Bộ GD&ĐT báo cáo, xin ý kiến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về phương án tổ chức kỳ thi THPT trong điều kiện ứng phó dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, cuộc họp đã thống nhất sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nhằm mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT.
Ngày 22/4, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin về phương án cụ thể trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Theo đó, năm nay, Bộ GD&ĐT không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào cuối tháng 8. Mục đích chính của kỳ thi này là xét tốt nghiệp THPT. Các trường đại học, cao đẳng vẫn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi THPT năm nay để tuyển sinh trên tinh thần tự chủ.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội.
Trong đó, bài thi Khoa học Tự nhiên gồm tổ hợp của 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Bài thi Khoa học Xã hội gồm 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục Công dân. Thí sinh GDTX gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lý.
Thí sinh THPT phải thi 3 bài bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng.
Thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm. Kết quả làm bài của thí sinh trên phiếu được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD&ĐT cung cấp. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Về đề thi năm nay, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng thời điểm trong cả nước. Với bài thi trắc nghiệm, thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có mã đề riêng.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Đề thi phù hợp nội dung tinh giản chương, dễ hơn, độ phân hóa sẽ giảm đi so với các năm trước.
Việc sử dụng bài thi bắt buộc và các bài thi tổ hợp hướng đến đánh giá toàn diện học sinh, hạn chế học lệch, học tủ. Việc vẫn tổ chức thi 3 môn bắt buộc và một bài thi tổ hợp tự chọn cũng là cách để giúp thí sinh tập trung thi những môn học đã được dành thời gian ôn tập kỹ.
Mặt khác, sử dụng đề thi chung là phù hợp việc sử dụng chung mẫu bằng tốt nghiệp THPT có tính quốc gia cho các thí sinh. Việc này tạo thuận lợi trong hội nhập quốc tế, nhất là trong việc học sinh du học nước ngoài.
Trước ý kiến nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, lãnh đạo cho biết, việc duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện đúng theo Luật Giáo dục sửa đổi. Đặc biệt, việc tổ chức kỳ thi để chúng ta đánh giá mặt bằng chung của giáo dục phổ thông toàn quốc.
Việc đánh giá kết quả dạy và học qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là đáng tin cậy để chúng ta điều chỉnh chương trình cho phù hợp, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hơn nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cùng ở bậc phổ thông. Việc tổ chức để đánh giá chất lượng của giáo dục phổ thông là cần thiết, tạo động lực học tập tích cực cho học sinh. Nếu không thi, một bộ phận học sinh sẽ không học hoặc học không tích cực. Vì vậy, việc này duy trì nền nếp dạy, học trong các cơ sở giáo dục.
Bộ GD&ĐT tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ bài thi, tiếp tục tổ...
Nguồn: [Link nguồn]