Thử thách team cuối cấp: Làm sao để chơi Tết thả ga mà không đánh rơi phong độ?

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Hàng vạn viễn tưởng tươi đẹp về một mùa Tết bung xõa nay phải “tắt ngúm” vì bạn còn “có hẹn” với hàng chục cái deadline, bài tập Tết. Có cách nào để team 2K9 và 2K6 quậy Tết rần rần nhưng vẫn giữ vững phong độ, sẵn sàng chinh chiến với kỳ thi chuyển cấp “rực lửa” sắp tới?

Thời điểm vàng để “xắn tay” chinh phục hành trình mới

Tuy ngắm nghía đống bài tập “ùn ùn” kéo tới áp lực là thế nhưng kỳ nghỉ Tết kéo dài từ 7 đến 14 ngày này có lẽ là khoảng nghỉ cần thiết để #teamcuốicấp “bôi dầu”, sẵn sàng cho đường đua “căng cực” phía trước.

Rút kinh nghiệm từ những sai lầm

Tranh thủ kỳ nghỉ ngắn hạn này, chúng mình có thể bình tâm, suy xét lại chặng đường học tập vừa qua của mình.

Trước hết, kiểm tra các KPI, mục tiêu tự đặt ra xem có cái nào rơi rớt lại. Tiếp đó, tự đặt câu hỏi vì sao mình đã không hoàn thành tốt, để tránh lặp lại vết xe đổ ở học kỳ sau. Từ đây, tự mình liệt kê ra các giải pháp và thử nghiệm, cái nào phù hợp thì tiếp tục sử dụng, còn không chúng mình sẽ phải “nhảy” qua phương án khác nhằm chắc chắn rằng vấn đề sẽ được giải quyết.

Chẳng hạn mình đặt mục tiêu kết quả cuối kỳ của tất cả bộ môn đều trên 8 điểm, nhưng môn Toán bị vướng lại, chỉ được 7.5 điểm. Vậy điều gì lại dẫn đến kết quả này, là do mình sai “ẩu”, hay mình nhớ cách làm nhưng cuối cùng lại giải sai, hay hôm thầy giảng về phần kiến thức đó mình đang tập trung “tám” chuyện với đứa kế bên?

Bạn có thể suy xét lại chặng đường học tập vừa qua của mình

Bạn có thể suy xét lại chặng đường học tập vừa qua của mình

Và từ đây đưa ra hướng giải quyết. Đơn cử như giải nhiều đề hơn để giảm tỉ lệ “sai nhảm”; thay đổi phương pháp ghi chép, giải nhiều lần dạng bài đó để chắc mẩm sẽ nhớ như in và không giải sai; tự nhắc nhở bản thân sẽ ít “tám” lại, “giao kèo” với đứa bạn sẽ chuyển hoạt động “đời sống tinh thần” đó sang một khung giờ khác, nhằm chuyên tâm học hành hơn.

Thiết lập các KPI/ kế hoạch học tập mới

Trong thời gian nghỉ Tết, có thể tính toán lại số ngày mình còn cho đến khi kỳ thi chuyển cấp, hoặc một kỳ thi khác. Từ đây phân bổ các việc cần thực hiện cho từng tháng, từng tuần, từng ngày, không thể không bonus chút KPI để mang lại hiệu suất cao hơn.

Đặc biệt, chúng mình cần cam kết và dốc toàn bộ sức lực để đạt mục tiêu đề ra. Vì chỉ cần một lần không hoàn thành sẽ tạo nên tiền lệ, từ đó khiến những kế hoạch, mục tiêu sau đó đều sẽ “đổ bể”.

Hãy quyết tâm dốc toàn bộ sức lực để đạt mục tiêu đề ra

Hãy quyết tâm dốc toàn bộ sức lực để đạt mục tiêu đề ra

Thời điểm vàng để “tìm gốc”

Vâng, đi học mà “mất gốc” là “chuyện thường ở huyện”. Tranh thủ thời điểm có nhiều thời gian rảnh này, chúng mình có thể lên YouTube tìm các bài giảng online về phần kiến thức đó, sau đó tự học, tự làm bài tập lại xem có chỗ nào chưa hiểu không. Hoặc bạn có thể “lên kèo” với một người bạn mà mình tin chắc chắn nắm vững phần kiến thức này. Bạn bè chỉ dẫn thường khá dễ “ngấm”, ngoài ra còn có kỷ niệm cho Tết này thêm phần đáng nhớ nữa, còn gì bằng!

“Chạy” bài tập nhưng vẫn dzui dẻ, hoan hỉ

Tết là ngày lễ lớn nhất của người Việt, chúng mình không thể “nhấn chìm” niềm vui của ngày Tết vào “bể” bài tập mênh mông được. Nhưng vấn đề là, làm gì để “Tết này vẫn giống Tết xưa”, vẫn dzui muốn xỉu, nhưng phong độ như thuở ban đầu đây?

Bận chơi Tết cũng đừng quên học bài bạn nhé!

Bận chơi Tết cũng đừng quên học bài bạn nhé!

Sắp xếp khung giờ theo nhịp “ăn chơi” cá nhân

Thường thì Mùng 1 và Mùng 2 đã được xác định là “chơi-time”. Việc ép bản thân làm bài tập trong những ngày này chỉ khiến “tim rỉ máu”. “Mình còn trẻ, cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên”, chúng mình nên chọn những ngày trông ít bận bịu hơn để có thời gian và tâm thái “tiễn” danh sách bài tập đi thật xa.

Chẳng hạn chúng mình có thể sắp xếp làm một nửa bài tập trước Tết, độ 27 hoặc 28 Tết. Đến cuối Tết, chẳng hạn Mùng 4, Mùng 5, chúng mình lại “lôi” bài tập ra để giải quyết nốt, sẵn tiện xem lại toàn bộ kiến thức để chắc chắn rằng mình chưa “rơi” chữ nào trong quá trình chơi Tết hăng say. Một lỗ nhỏ cũng có thể làm đắm thuyền, nếu chẳng may “rơi chữ” thì đừng quê “kêu gọi” chúng trở về thật nhanh. Quay lại trường học thì kiến thức mới sẽ “ùa” tới liên tục, nếu không chắc kiến thức dễ khiến chúng mình “cá đuối” đó.

Hãy chia bài tập ra làm dần chứ đừng dồn lại vào ngày cuối.

Hãy chia bài tập ra làm dần chứ đừng dồn lại vào ngày cuối.

Lên kèo với “đồng bọn” để có người “ét o ét” chung

Tết luôn là dịp để chúng mình đoàn tụ. Ngoại trừ gặp gỡ ông bà, họ hàng ra, không thể thiếu những anh em chí cốt đã “vào sinh ra tử” cùng mình.

Để san sẻ bớt nỗi niềm “chầm kẽm” với bài tập, hãy cùng đồng bọn làm bài, sẵn tiện có thể giúp đỡ nhau khi “xịt keo” trước những bài Toán lắt léo, cùng nhau vắt óc suy nghĩ để giải quyết những câu hỏi khó.

Tuy vậy, học cùng bạn đôi khi cũng lắm “cám dỗ”. Đừng để ngồi cười cả buổi rồi trở về tập vở vẫn trống trơn đó!

Nhiều giáo viên, hiệu trưởng các bậc học cho rằng Tết Nguyên đán là dịp để học sinh nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động nên không giao bài tập. Thế nhưng, có giáo viên có cách giao bài tập rất đặc biệt, khiến học sinh, phụ huynh vui vẻ, thích thú.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trân Châu - Ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN