Thót tim nhìn những trường học xuống cấp ở Thanh Hoá
Có trường học được xây cách đây gần 50 năm; có trường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ dẫn đến sụt lún, nứt tường... nhiều trường học ở Thanh Hoá có dấu hiệu xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học; thậm chí có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Trường tiểu học Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) có hơn 900 học sinh. Nhà trường có 15 phòng học, nhưng có tới 12 phòng đã xuống cấp nghiêm trọng và 3 phòng học được ghép tạm bằng tôn. Các dãy phòng học cấp 4, được xây dựng từ năm 1976, đến nay đã gần 50 năm. Tường gạch xây bằng vôi cát, đã bục vỡ từ lâu, cột bê tông cũng đã lộ cốt thép. Có chỗ, kết cấu trần và tường đã tách rời và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Lớp ghép tạm tại các phòng học xuống cấp tại Trường tiểu học Hải Thanh.
Nguyên nhân trường xuống cấp không được đầu tư xây mới là do vướng mắc nguồn gốc đất đai, để đảm bảo an toàn cho học sinh nhà trường đề nghị các cấp, ngành sớm có giải pháp phù hợp hiệu quả để trường được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập tại trường.
Phía bên trong lớp học.
Còn Trường THCS Giao Thiện, huyện miền núi Lang Chánh có 2 dãy nhà cấp 4 với 8 phòng học xây dựng từ năm 2000 và 2006 đã xuống cấp. Do mưa lớn kéo dài hồi tháng 9/2023 khiến đoạn tường rào bị nứt, sạt lở kè móng, kéo theo dãy nhà cấp 4 liền kề sụt lún, trên tường một số phòng học xuất hiện vết nứt kéo dài, rộng 1 - 2cm.
Phòng, lớp học của Trường THCS Giao Thiện bị xuống cấp.
Thầy Trịnh Quốc Việt, Hiệu Trưởng Trường THCS Giao Thiện, huyện Lang Chánh, cho biết: Đối với khu nhà xây năm 2006 mái nhà sập xuống 1 góc, tường xây đã lâu bị xuống cấp, ngấm, dột; đối với dãy nhà xây 2008 móng bị sụt lún kéo theo vết nứt ở tường, dẫn đến không đảm bảo an toàn. Sau khi có đề xuất của UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã giao UBND huyện có phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh; dừng sử dụng công trình nếu có nguy cơ gây mất an toàn.
Phòng, lớp xuống cấp tại Trường tiểu học Hải Thanh.
Tình trạng xuống cấp của trường, lớp học cũng đang xảy ra ở nhiều địa phương khác ở Thanh Hoá. Nhà trường cũng như nhân dân các địa phương mong muốn các cấp cấp kinh phí sớm sửa, đảm bảo an toàn dạy, học tại trường.
Nhà trường, nhân dân địa phương mong muốn các cấp quan tâm xử lý việc trường học bị xuống cấp.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá, trong năm 2022, ngành Giáo dục được phân bổ hơn 44,7 tỷ đồng để thực hiện 12 dự án đầu tư cơ sở vật chất trường học; năm 2023, dự kiến được phân bổ hơn 194 tỷ đồng.
Trường học hạnh phúc khi thầy hiệu trưởng cởi mở, chịu thay đổi để giáo viên và học sinh hạnh phúc.
Nguồn: [Link nguồn]