Thiên tài từng bị đuổi học nhưng không bỏ học, thành tựu gây ngỡ ngàng

Mặc dù bị đuổi học nhưng niềm đam mê kiến thức của ông vẫn vẹn nguyên. Sau khi nắm cơ hội vào Đại học Thanh Hoa, ông đã không ngừng cố gắng trong suốt cuộc đời mình.

Zhou Peiyuan là nhà vật lý lý thuyết, nhà giáo dục và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Ông cũng là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, một trong những người đặt nền móng cho ngành vật lý hiện đại Trung Quốc.

Ông tốt nghiệp Trường Thanh Hoa năm 1924, theo học tại Học viện Công nghệ California năm 1927 và nhận bằng tiến sĩ. Ông là nghiên cứu sinh đầu tiên của Trung Quốc tốt nghiệp tại Học viện Công nghệ California. 

Sau khi trở về Trung Quốc, ông trở thành giáo sư khoa Vật lý tại Đại học Thanh Hoa. Ông từng là hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, phó hiệu trưởng kiêm hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, phó viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc.

Thiên tài từng bị đuổi học nhưng không bỏ học, thành tựu gây ngỡ ngàng - 1

Cuộc đời của Zhou Peiyuan trước đây

Zhou Peiyuan sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cha ông là một học giả có tiếng vào thời nhà Thanh, là một người rất trung thực và được dân làng kính trọng.

Vì một số lý do cá nhân, Zhou Peiyuan bị trường trung học St. John's ở Thượng Hải cho thôi học.

Sau khi bị thôi học, Zhou Peiyuan trở về quê nhưng vẫn không từ bỏ việc học của mình. Ông suốt ngày ở nhà cắm mặt vào sách vở nhưng vì bị cha cằn nhằn nên đã ôm sách vào chùa tự học.

Vào thời điểm đó, Zhou Peiyuan tình cờ nhìn thấy trường Đại học Thanh Hoa tuyển sinh viên chuyển trường trên một tờ báo nên đã nộp đơn xin học và trúng tuyển.

Được quay trở lại trường học là mơ ước của ông, vì thế cơ hội  này ông quyết tâm không thể bỏ lỡ nữa. Vào thời đại học, ông không chỉ có học lực xuất sắc mà thành tích thể thao cũng rất tốt. Ông từng phá kỷ lục của trường ở môn chạy bộ đường dài và giữ kỷ lục này trong thời gian dài.

Ở tuổi 22, Zhou Peiyuan xuất bản bài báo đầu tiên của mình. Vào mùa thu năm 1924, Zhou Peiyuan tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, ông cùng với 60 sinh viên Thanh Hoa được cử đến Mỹ nhập học vào Khoa Vật lý của Đại học Chicago.

Đại học Chicago được mệnh danh là "Harvard của miền Trung Tây" ở Mỹ. Với trí thông minh siêu phàm và sự siêng năng của mình, Zhou Peiyuan lấy bằng cử nhân và bằng thạc sĩ vào năm 1926, sau đó đến Caltech vào mùa xuân năm 1927 để học lấy bằng tiến sĩ.

Thiên tài từng bị đuổi học nhưng không bỏ học, thành tựu gây ngỡ ngàng - 2

Zhou Peiyuan lấy được 3 bằng liên tiếp trong vòng 3 năm rưỡi, điều này rất hiếm vào thời điểm đó. Khi được hỏi làm thế nào có thể làm được điều này, ông chỉ nói đơn giản: "Làm việc chăm chỉ."

Sau đó, ông tiếp tục chuyển tới Học viện Công nghệ California để nghiên cứu thêm và nhận bằng tiến sĩ chỉ trong 1 năm. Năm 1928, ông đến Đại học Leipzig, Đức để nghiên cứu về cơ học lượng tử.

Mùa thu năm 1929, Zhou Peiyuan trở về Trung Quốc và trở thành giáo sư khoa Vật lý của Đại học Thanh Hoa, lúc đó ông là giáo sư trẻ nhất chỉ mới 27 tuổi. 

Năm 1936, ông lại dành thời gian nghỉ phép để đến Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, Mỹ để tiến hành nghiên cứu lý thuyết về lực hấp dẫn và vũ trụ học. Sau 1năm nghỉ phép, ông quay trở lại Trung Quốc.

Năm 1943, ông lại sử dụng thời gian nghỉ phép của mình để tham gia nghiên cứu khoa học về lý thuyết nhiễu động tại Viện Công nghệ California, sau đó tham gia nghiên cứu về việc thả ngư lôi tại Trạm Thí nghiệm Quân sự của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Thời chiến thuộc Hội đồng Quốc phòng Mỹ. 

Năm 1952, ông thành lập chuyên ngành cơ khí đầu tiên ở Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh.

Zhou Peiyuan qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 24/11/1993. Ông đã gắn bó với sự nghiệp giáo dục hơn 60 năm, đào tạo ra nhiều thế hệ học giả nổi tiếng về cơ học và vật lý cho Trung Quốc.

Một số người nói rằng Khổng Tử có 3.000 đệ tử, và Zhou Peiyuan có 30.000 học trò. Trong những năm cuối đời, ông đã được trao tất cả các danh hiệu. Ông là một biểu tượng của cộng đồng khoa học Trung Quốc.

Thiên tài từng bị đuổi học 2 lần vì quá mê Toán mà bỏ hết các môn khác

Vì quá đam mê Toán học mà Ramanujan gần như không quan tâm tới bất kỳ môn học nào khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Những thần đồng - thiên tài nổi tiếng TG Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN