Thiên tài từng bị đuổi học 2 lần vì quá mê Toán mà bỏ hết các môn khác
Vì quá đam mê Toán học mà Ramanujan gần như không quan tâm tới bất kỳ môn học nào khác.
Năm 12 tuổi, trong khi những cậu bé Ấn Độ khác đang vật lộn với những phép tính đơn giản, Srinivasa Ramanujan đã có thể hiểu được công thức Euler trong cuốn sách “Lượng giác phẳng”. Tài năng Toán học của cậu nhanh chóng gây được sự chú ý vào thời điểm đó.
Được biết, khi học đại học, trong mắt của Ramanujan chỉ có mỗi Toán học, nhiều môn thi trượt nên bị nhà trường đuổi học 2 lần. Ít ai biết được rằng, cậu là người hiếm hoi có thể suy ra 3254 công thức Toán một cách độc lập. 1 trong số đó cho đến tận 100 năm sau, vào năm 2012 người ta mới nhận ra rằng cậu có thể giải thích một số bí ẩn về các lỗ đen của vũ trụ. Trong khi vào thời điểm đó, không ai có thể hiểu được công thức này cả.
Ramanujan được mọi người sau này biết tới nhiều nhất với công thức Toán học nổi tiếng “hàm Ramanujan theta”. Công thức này không chỉ có thể giải thích được các lỗ đen vũ trụ mà giúp nghiên cứu về sự lây lan của các tế bào ung thư.
Nhà Toán học lừng danh Godfrey Harold Hard từng ca ngợi Ramanujan rằng: “Tất cả chúng ta đang học Toán nhưng cậu ấy là người tạo ra Toán học”.
Cuộc đời của Ramanujan
Ramanujan sinh ra trong một gia đình nghèo ở Ấn Độ. Một mình cha cậu phải nuôi miệng ăn cho 7 người trong gia đình, cuộc sống khi đó thiếu thốn trăm bề. Mặc dù vậy, cậu vẫn được cha tạo điều kiện cho đến trường.
Tại trường học, cậu bộc lộ năng khiếu Toán học vượt trội. Cậu thường bám theo cô giáo để hỏi những câu ngớ ngẩn như “khoảng cách giữa 2 đám mây là bao nhiêu vậy cô”. Thành tích riêng về môn Toán của cậu luôn đứng đầu trường và giành được không ít giải thưởng về Toán học.
Cũng vì lý do quá đam mê Toán học mà bỏ bê những môn khác, cậu bị đuổi học ngay trong năm đầu đại học. 1 năm sau đó, cậu trúng tuyển vào trường Cao đẳng Pakayappa nhưng không bao lâu sau lịch sử tiếp tục lặp lại. Vào thời điểm đó, cậu chán nản và có ý định dừng việc học để đi làm.
May mắn thay, trong quá trình đi làm cậu có cơ hội tiếp xúc với một nhà quý tộc tên Aiyer. Người này đã nhìn thấy tài năng Toán học của cậu và muốn tài trợ cho cậu tiếp tục theo đuổi con đường mình đam mê.
Để không phụ lòng mong đợi của người giúp đỡ mình, Ramanujan say mê học Toán cả ngày lẫn đêm. Thời gian đầu không có kết quả nghiên cứu, cậu không muốn xin tiền, dù lúc đó thậm chí giấy viết cũng không có.
Không chịu bỏ cuộc, cậu tìm một phiến đá và tiếp tục thực hiện các phép tính. Chính tinh thần ham học này đã đưa tên tuổi của cậu lên một tầm cao mới. Cậu được xuất bản 2 bài báo trên Tạp chí của Hội Toán học Ấn Độ.
Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu Toán học ở Ấn Độ vào thời điểm đó còn thấp nên hầu như không ai trong nước có thể hiểu được những gì cậu đang nghiên cứu. Do đó, nhà quý tộc Aiyer đã gửi kết quả nghiên cứu của cậu tới một nhà Toán học người Anh, đồng thời là giáo sư tại Đại học Cambridge - Godfrey Harold Hard.
Ban đầu Hardy không chú ý đến bức thư này, ông không tin rằng một đất nước Ấn Độ lạc hậu lại có thể tạo ra bất kỳ thành tựu Toán học nào. Mãi cho đến một ngày, một người bạn cũng là giáo sư Toán học tại Cambridge đến nhà Hardy chơi, cả 2 đọc bức thư với thái độ “đùa giỡn”. Lúc này, họ mới nhận ra bên trong lá thư là một nhà Toán học thiên tài.
Giáo sư Hardy từng nói thẳng: “Nếu chấm điểm tài năng của các nhà Toán học, tôi chỉ được 25 điểm, bạn tôi 30 tuổi, nhà Toán học vĩ đại Hilbert 80 điểm, nhưng Ramanujan đạt điểm tuyệt đối”.
Sau khi Hardy phát hiện tài năng của Ramanujan đã nhanh chóng liên hệ và mời cậu sang Anh. Thật đáng tiếc gia đình Ramanujan đều là những tín đồ sùng đạo nên cậu không chịu rời quê hương. Mãi cho tới khi người mẹ nằm mơ thấy các vị thần đồng ý nên cậu mới rời quê hương lên đường sang Anh, mở ra một trang lịch sử mới cho nền Toán học đương đại.
Ramanujan sống và học tại Cambridge trong 5 năm, xuất bản tổng cộng 28 bài báo. Cậu trở thành thành viên châu Á đầu tiên của Hiệp hội Hoàng gia Anh, được bầu làm viện sĩ của Trinity College - trường đại học nổi tiếng nhất trong Đại học Cambridge.
Cậu từng tuyên bố với mọi người rằng, những công thức mình tìm thấy đều được viết ra bởi các vị thần xuất hiện trong giấc mơ.
Hơn 50 năm sau khi Ramanujan qua đời, năm 1973 nhà Toán học người Bỉ Deligne đã chứng minh một phỏng đoán mà Ramanujan đưa ra vào năm 1916. “Hàm Ramanujan Theta” của cậu được xem là công thức Toán học đi trước 100 năm.
Năm 1920, cả thế giới chấn động khi nhà Toán học thiên tài Ramanujan chết vì bệnh lao, hưởng thọ 33 tuổi.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhìn những gì cậu bé thể hiện, ai cũng tin chắc rằng cậu bé sẽ có một tương lai rất tươi sáng.