Thiên tài Toán học làm đủ mọi công việc chỉ để có thể ở lại Mỹ học tập và nghiên cứu
Ông được ví như là một huyền thoại tại Đại học Bắc Kinh. Để có thể nghiên cứu Toán học, ông không ngừng cố gắng và nỗ lực trong im lặng chờ đến một ngày có thể tỏa sáng.
Vào một ngày năm 2013, một bài báo có tựa đề là "Khoảng cách giới hạn giữa các số nguyên tố", khiến tất cả các nhà Toán học trên thế giới ngạc nhiên vô cùng. Thật bất ngờ, tác giả của nghiên cứu này là một giáo viên Trung Quốc vô danh và gần 60 tuổi.
Ông ấy tên là Zhang Yitang.
Zhang Yitang sinh ra ở Thượng Hải vào năm 1955. Ngay từ nhỏ ông đã là một người thích đọc sách. Khi được 4 tuổi, ông đã có thể nhớ hết tên thủ đô của 100 quốc gia, thời đại và tên hoàng đế của tất cả các triều đại. Năm 9 tuổi, ông đã có thể chứng minh "định lý Pythagore" mà không nhờ bất kỳ sự giúp đỡ nào cả. Ông bắt đầu thể hiện tài năng đáng ngạc nhiên đối với bộ môn Toán học.
Để vào được đại học năm 1978, ông bắt đầu học hành chăm chỉ và đỗ vào Đại học Bắc Kinh với kết quả xuất sắc, trở thành sinh viên khóa đầu tiên của khoa Toán năm đó. Sau đó, ông học thạc sĩ và trở thành một chuyên gia nổi tiếng về lý thuyết số tại đại học này.
Khi học Đại học Bắc Kinh, Zhang Yitang đã tiếp tục bộc lộ tài năng của mình khi có thể dễ dàng nhớ ngày sinh nhật của tất cả sinh viên trong lớp và gửi mail chúc mừng mỗi khi đến ngày sinh nhật của bạn mình.
Năm 1984, ông bắt đầu học tiến sĩ tại Đại học Purdue, Mỹ. Để có thể đạt được mục tiêu và tham vọng của bản thân, ông không ngần ngại làm tất cả mọi việc như giao hàng, làm nhân viên phục vụ để có tiền sinh hoạt và tiếp tục việc nghiên cứu.
Sự nghiệp của tiến sĩ đi qua những lùm xùm
Theo lời của ông Ding Shisun, trưởng khoa Toán Đại học Bắc Kinh, Zhang Yitang đã từ bỏ sở thích cá nhân của mình và tập trung vào hình học đại số để đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc.
Sau một thời gian nghiên cứu, ông đã chọn phỏng đoán Jacobi nổi tiếng trong giới Toán học làm luận án tiến sĩ của mình. Ông mất 2 năm để hoàn thành luận án tiến sĩ. Việc chứng minh của ông dựa trên kết quả nghiên cứu của Mo Zongjian, một nhà Toán học người Đài Loan. Ông nói rằng những kết luận của Mo Zongjian đã sai khiến người này vô cùng ngạc nhiên và tức giận.
Điều này khiến ông phải chờ đợi đến 7 năm trước khi lấy bằng tiến sĩ. Hơn nữa, giáo sư đỡ đầu đã từ chối cung cấp lá thư giới thiệu công việc, điều này ngăn cản ông có chỗ đứng trong giới học thuật và không có tổ chức nghiên cứu nào chấp nhận để ông làm việc.
Những năm hỗn loạn
Để có thể sống sót ở Mỹ, Zhang Yitang đã phải làm nhiều việc mưu sinh như rửa bát đĩa, chuyển phát nhanh...mà không có công việc và thu nhập ổn định. Thậm chí có những ngày ông chỉ có thể ăn 1 bữa. Ông mượn tầng hầm của một người bạn để sống qua ngày.
Mặc dù lúc đó cuộc sống rất khó khăn nhưng ông vẫn không từ bỏ những suy nghĩ về Toán học. Ông không muốn nghĩ về việc kiếm tiền nên 7 năm đó ông đã chấp nhận sống khổ sở. Trong thời gian này, một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã mời ông về nước làm việc nhưng ông từ chối và muốn chiến đấu để bảo vệ luận án tiến sĩ của mình là đúng.
Năm 1999, một người giáo viên ngưỡng mộ sức tài năng của ông đã giới thiệu ông làm giảng viên tạm thời tại Đại học New Hampshire. Mặc dù vị trí này có mức lương không cao nhưng tạm cho là ông đã có công việc ổn định. Ông bắt đầu nổi tiếng trong giới sinh viên tại trường bởi tài năng giảng dạy xuất sắc.
Lấy cảm hứng khi đi dạo
Không giống như các học giả khác thường xuyên xuất bản các bài báo và phấn đấu cho việc thăng tiến của mình tại đại học, ông đã biến 14 năm giảng dạy tại trường Đại học New Hampshire thành thời hoàng kim trong việc nghiên cứu Toán học. Trong một lần đi dạo, ông đã nảy ra ý tưởng về tìm số nguyên tố. Báo chí lại được một tin giật gân, giới hạn khoảng cách giữa các số nguyên tố ra đời.
Chỉ trong vài tháng, ông đã giành gần như tất cả các danh hiệu trong lĩnh vực Toán học. Lúc đó ông gần 60 tuổi, và sau 30 năm im lặng, cuối cùng ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Tất cả điều này đến từ tài năng và tình yêu dành cho Toán học, nhưng cũng chính nhờ vào sự kiên trì của bản thân ông. Ông được xem là nhân vật truyền cảm hứng nhất trong giới Toán học và được đông đảo sinh viên ngưỡng mộ.
Nguồn: [Link nguồn]
Sở hữu bộ óc tuyệt vời, nhưng William James Sidis lại phải sống cuộc đời bi kịch và bị hại bởi chính sự tài giỏi...