Thiên tài kiêu ngạo nhất Trung Quốc, 3 lần bỏ học tại các trường đại học hàng đầu thế giới
Mặc dù thiên tài này có chỉ số IQ rất cao, năng lực làm việc và học tập siêu phàm nhưng ngược lại chỉ số EQ khá thấp nên dù làm việc tại bất cứ đâu cũng không thể lâu dài được.
Năm 2005, một bài báo có tựa đề "The Crush of Tsinghua Dream", tạm dịch là "Tan tành giấc mơ Đại học Thanh Hoa", đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet. Phần mở đầu của bài báo này đã viết: "Khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ đã cho tôi một giấc mơ. Bà ấy chỉ vào một bức ảnh và nói rằng đây là học trò của bố mình. Người này được nhận vào Đại học Thanh Hoa và là niềm tự hào của tất cả mọi người. Mẹ tôi còn nói rằng khi tôi lớn lên, nhất định phải đến Thanh Hoa để đem vinh quang về cho gia đình".
Tác giả của bài báo này là Wang Hao. Một số người nói anh là thiên tài, nhưng cũng không ít người nói anh là kẻ kiêu ngạo. Năm 1997, anh được nhận vào Đại học Tứ Xuyên và sau đó được gửi đến học tại Viện Phần mềm máy tính tại Đại học Thanh Hoa vào năm 2001. Giấc mơ Thanh Hoa mà anh và gia đình đã mơ ước cuối cùng đã có thể đạt được.
Mọi người đều nghĩ rằng anh nên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa và trở thành một chuyên gia máy tính. Thế nhưng vào năm 2005, anh đột nhiên tuyên bố mình sẽ nghỉ học và đăng một bài báo có tựa đề "Crush of Tsinghua Dream". Thật khó có thể tưởng tượng được có một ai đó dám bỏ Đại học Thanh Hoa ở cấp độ tiến sĩ vào thời điểm đó.
Sau khi bỏ học, Wang Hao tiếp tục những bước đi đầy "kiêu ngạo" của mình. Năm 2006, anh dễ dàng vượt qua kỳ tuyển sinh tại đại học Mỹ, thường gọi là GER và trúng tuyển vào Khoa Khoa học máy tính của trường Đại học Cornell. Đây là trường đại học đứng trong top 20 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới và đứng thứ 6 trong những trường có chuyên ngành máy tính tốt nhất nước Mỹ. Đặc biệt, trường này đã đào tạo ra hơn 50 người đoạt giải thưởng Noel.
Thế nhưng, một lần nữa, anh khiến lịch sử lặp lại khi đăng tải một bài báo nói về sự thất vọng của bản thân đối với trường có tựa đề "Cornell Feelings" và tiếp tục sự nghiệp học tập của bản thân ở lĩnh vực khác.
Sau khi bỏ học tại Đại học Cornell, Wang Hao tiếp tục học tiến sĩ về khoa học máy tính tại Đại học Indiana ở Bloomington. Tuy nhiên, cuộc sống của anh, giống như nhấn một phím lặp lại. Năm 2012, anh bỏ học một lần nữa và xuất bản một bài báo "Far Farewell ", tuyên bố mình không còn muốn học tiến sĩ nữa.
Sau 3 lần bỏ học, anh đã đến Google làm thực tập sinh và xuất bản một cuốn sách có tựa đề "Wang Hao: Câu chuyện của tôi với Google". Anh gọi Google là một công ty độc ác và khuyên mọi người nên tẩy chay nó.
Sau khi rời Google, Wang Hao đến Microsoft làm việc. Mọi người đều nghĩ rằng có lẽ anh sẽ xây dựng sự nghiệp của mình tại đây. Thế nhưng chỉ sau 9 tháng, anh đã quyết định xin thôi việc. Lý do được đưa ra là liên quan tới vấn đề tiền lương, anh cảm thấy mức lưng không xứng đáng với khả năng của bản thân.
Tuy nhiên trong hợp đồng bắt buộc anh phải làm việc 1 năm, nếu nghỉ việc sẽ phải bồi thường. Anh cảm thấy mình đã làm rất nhiều việc hơn cả số tiền nhận được trong 9 tháng qua nên không đồng ý với những điều khoản mà Microsoft đưa ra. Cuối cùng, thông qua đàm phán, Microsoft đã đồng ý trả lương cho anh nhưng với một điều kiện là tất cả công ty con và chi nhánh của Microsoft không được phép nhận anh làm việc.
Anh rất tức giận trước điều kiện này và từ chối, nhưng phía Microsoft cũng rất quyết tâm là "chặn" anh trên toàn cầu.
Sau đó, trong bài viết "A Strike of a Man" của riêng mình, Wang Hao nói rằng Microsoft là một công ty bạo chúa và sẽ sớm hủy hoại nó. Anh tin rằng Microsoft không tôn trọng và công nhận tài năng của mình. Phía Microsoft cũng nói thêm rằng mặc dù năng lực làm việc của anh rất tốt, chỉ số IQ siêu cao nhưng EQ lại tỷ lệ nghịch, do đó 2 bên đã không thể làm việc chung được với nhau.
Cuối cùng, thần đồng kiêu ngạo Trung Quốc đã 3 lần bỏ học tại các trường đại học hàng đầu thế giới và bị Microsoft chặn trên toàn cầu.
Với khả năng âm nhạc trời phú cùng hội chứng bác học, người đàn ông với biệt danh “Tom mù” đã trở thành một trong...
Nguồn: [Link nguồn]