Thiên tài khoa học nào từng là cậu bé đóng sách?
Tài liệu ghi chép về thiên tài khoa học Michael Faraday viết rằng: "Chừng nào nhân loại còn sử dụng điện, loài người còn phải nhớ công lao của ông”.
Chân dung thiên tài khoa học Michael Faraday.
Michael Faraday (1791-1867) là nhà hóa học và vật lý học người Anh, có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học. Ông sinh ra ở Newington Butts (ngoại ô London) trong một gia đình nghèo có bố làm nghề thợ rèn.
Từ nhỏ Michael Faraday đã tỏ ra thông minh và hiếu học, nhưng phải sớm nghỉ học để phụ giúp gia đình. Michael Faraday đi học việc ở một hiệu bán sách và đóng sách, rồi làm ở đó cho đến 21 tuổi.
Ở đó, ông say sưa đọc đủ loại sách, đặc biệt về triết học, vật lý học và hóa học, thử làm những thí nghiệm mô tả trong sách và muốn được đi sâu vào khoa học. Tại London khi đó, trong không khí sôi nổi của cuộc cách mạng kỹ thuật, các nhà khoa học thường hay tổ chức phổ biến khoa học.
Michael Faraday thích thú đi nghe những buổi nói chuyện, ghi chép đầy đủ, đóng lại thành tập sách đẹp. Cảm kích trước lòng hiếu học của chàng trai, nhà bác học Humphry Davy (thuộc Học viện Hoàng gia và Hội hoàng gia London) nhận cậu làm thư ký rồi làm phụ tá phòng thí nghiệm, năm 1815 cử làm trợ lý nghiên cứu.
Điều ám ảnh nhất với Michael Faraday chính là từ trường. Ông rắc một số vụn sắt lên tờ giấy, đặt lên các cực của nam châm rồi quan sát lực tuyến. Năm 1820, khi người ta phát hiện ra một đường dây dẫn điện có từ tính, Michael Faraday đã đặt ra câu hỏi: Nếu dòng điện sinh ra từ trường thì tại sao từ trường lại không thể sinh ra dòng điện?
Từ đây, ông bắt tay vào các thí nghiệm để kiểm chứng và tìm ra sự cảm ứng điện. Sau đó, ông tiến thêm một bước nữa, dùng nam châm chế tạo một dòng điện liên tục. Với thành công của thí nghiệm này, Michael Faraday là người đầu tiên phát minh ra chiếc máy phát điện và bộ biến điện.
Faraday tiếp tục có những bước tiến mới, đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghiệp mạ điện, điện phân, điện hóa. Những khái niệm về cực âm, cực dương, chất điện giải, cation, aniton mà ông đưa ra vẫn còn thông dụng ngày nay.
Ông còn đưa ra khái niệm đường lực từ sự giải thích cho các hiện tượng điện từ, chứng minh định luật bảo toàn điện tích, đưa ra khái niệm từ trường ánh sáng, phát hiện tính thuận từ và nghịch từ của vật chất...
20/3/1862 được ghi nhận là ngày cuối cùng trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Michael Faraday. Trong cuốn sổ ghi chép về thực nghiệm của ông, người ta sửng sốt khi đọc được số thứ tự của thí nghiệm cuối cùng do ông thực hiện: 16.041.
Năm 1952, thiên tài này từng được đề cử làm Tổng thống Israel song ông từ chối với lý do quá già, thiếu năng khiếu và...
Nguồn: [Link nguồn]