Thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội: Chưa có thí sinh đạt điểm tuyệt đối

“Qua phân tích điểm thi của 5.208 bài thi ở một số cụm thi, chưa có thí sinh đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đánh giá năng lực”, đó là chia sẻ của ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo ông Sơn, số thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ba ngày nay (30.5, 31.5, 1.6) vẫn tương đối ổn định, đạt tỉ lệ trên 96%. Qua phân tích điểm thi của 5.208 thí sinh tại một số cụm thi, chưa có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 140 điểm, bài thi có điểm cao nhất là 124. Trong đó, thí sinh đạt 70 điểm trở lên chiếm tỉ lệ trên 75%.

Thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội: Chưa có thí sinh đạt điểm tuyệt đối - 1

Thi sinh làm bài thi kiểm tra năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội

Tính đến hết ngày hôm nay (1.6), có 7/21 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội đã kết thúc. Các điểm đã hoàn thành là Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Nguyên. Ngày mai (2.6), 14 điểm thi còn lại sẽ tiếp tục diễn ra ở Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định.

Ông Sơn chia sẻ, có 2 diện thí sinh đáng lưu ý trong xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội là thí đăng ký vào Trường Đại học Ngoại ngữ và Khoa Y Dược (trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Đối với Trường Đại học Ngoại ngữ, điểm bài thi đánh giá năng lực được xem là điều kiện cần. Điểm xét tuyển để đánh giá đỗ là điểm Ngoại ngữ.

Đối với khoa Y Dược, chỉ chấp nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh lựa chọn môn thi tự chọn là khoa học tự nhiên.

Thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội: Chưa có thí sinh đạt điểm tuyệt đối - 2

Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chia sẻ về cách tính điểm ưu tiên, ông Nguyễn Kim Sơn nói, điểm ưu tiên được cộng vào kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Trong đó, có 2 đối tượng được ưu tiên là ưu tiên theo khu vực (vùng, miền) và ưu tiên theo đối tượng (con nhà chính sách). Theo đó, điểm chênh lệch giữa các khu vực là 2,5 điểm, điểm ưu tiên giữa các đối tượng là 5,0 điểm.

Ông Sơn cho biết thêm, sau mỗi đợt thi đánh giá năng lực, thí sinh sẽ nhận được giấy chứng nhận đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Giấy này sẽ có giá trị trong 24 tháng. Nếu thí sinh bị trượt trong kỳ thi THPT Quốc gia. Các em giữ kết quả đó, năm sau thi đỗ kỳ thi THPT Quốc gia sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phương án xét tuyển của Đại học Quốc gia Hà Nội:

1. Thời gian xét tuyển

- Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển đợt 1, nhận phiếu đăng ký xét tuyển từ ngày 8.6 đến 25.6.

- Xét tuyển đợt 2, nhận phiếu đăng ký xét tuyển từ ngày 10.8 đến 25.8.

2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm

- Phiếu đăng ký xét tuyển (in từ website của Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội)

- Giấy chứng nhận ưu tiên nếu có.

- Phong bì dán sẵn tem có ghi địa chỉ.

- Phí đăng ký xét tuyển là 30.000đ

3. Hình thức nộp hồ sơ: Thí sinh lựa chọn 1 trong 2 hình thức gửi hồ sơ về Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Chuyển phát nhanh qua bưu điện

- Nộp tại các hội đồng tuyển sinh của các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Giấy triệu tập trúng tuyển sẽ được gửi trước 25.7 cho đợt 1 và trước 1.9 cho đợt 2.

5. Thời gian nhập học từ 25.8 – 10.9 tùy từng trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Phương ([Tên nguồn])
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN