Thi tuyển lớp 10 Hà Nội: Bí quyết làm bài đạt điểm cao

Sự kiện: Tuyển sinh lớp 10

Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa, học sinh Hà Nội sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 để giành “tấm vé” vào trường THPT công lập. Thời điểm này, cùng với việc hỗ trợ các em hệ thống kiến thức giáo viên các trường chỉ ra những lỗi thường mắc phải khi học sinh làm bài thi và cách khắc phục, hạn chế sai sót.

Cô Trần Thị Thành, giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) lưu ý học sinh, khi cầm đề bài cần phải đọc thật kỹ đề. Kinh nghiệm của những kỳ thi trước, vẫn có tình trạng học sinh chủ quan, đọc đề qua loa và chỉ cần hiểu sai 1 chữ cũng có thể trả lời sai hoặc lèo lái bài viết sang hướng khác hẳn. Từ nay đến kỳ thi không còn nhiều thời gian, các em nên rà soát lại toàn bộ nội dung, kiến thức trong chương trình lớp 9 để nắm chắc phần cơ bản mới trả lời được các câu hỏi từ dễ đến khó.

Học sinh lớp 9 các trường THCS đang tăng tốc chạy nước rút chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt hơn cả ĐH

Học sinh lớp 9 các trường THCS đang tăng tốc chạy nước rút chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt hơn cả ĐH

Cũng theo cô Thành, đề thi bộ môn Ngữ văn của Hà Nội nhiều năm nay vẫn không đổi mới. Phần I, học sinh dễ dàng ăn chắc 3 điểm với những câu hỏi nhỏ tuy nhiên, nếu học sinh chủ quan, đây lại là phần dễ mất điểm đáng tiếc. Các em đọc kỹ từng chữ trong đề và lần lượt trả lời từng câu hỏi nhỏ từ dễ đến khó.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày 10-11/6. Ngày 18/5 tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển vào từng trường THPT để học sinh căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, xác định tỉ lệ chọi. Cuối tháng 5, học sinh nhận Phiếu báo thi tại các trường THCS.

Đối với môn Toán, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán tại Hà Nội khuyên, Khi làm bài thi, tiến hành lần lượt từ câu dễ đến khó. Từ câu trung bình, cần nháp cẩn thận, không vội vàng để đảm bảo chắc chắn “ăn điểm”. Khi đọc đề, học sinh cần gạch chân từ chìa khóa như: điều kiện xác định, phương pháp, ý tưởng… để khi làm bài thuận lợi hơn. “Việc phân chia thời gian hợp lý, dành 5 - 7 phút kiểm tra lại một lượt toàn bộ đáp án các câu hỏi cũng là một kinh nghiệm quý giá để tránh được những lỗi sai sót”, thầy Tùng nói.

Theo cô giáo Lưu Tú Oanh, Tổ trưởng bộ môn Ngoại ngữ, Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), thời điểm này học sinh cần tìm nơi yên tĩnh, nghiêm túc bấm đồng hồ đúng 60 phút theo đúng thời gian làm bài thi để luyện đề mỗi ngày. Phần này rất quan trọng vì nó giúp học sinh rèn kỹ năng cũng như kiểm soát thời gian làm bài.

Giáo viên này cũng chỉ ra một số sai lầm của phụ huynh, học sinh trước và trong kỳ thi. Cụ thể, trước kỳ thi, nhiều phụ huynh hoang mang, căng thẳng nên có tâm lý thúc ép con học thêm càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đây là điều cấm kỵ vì việc chạy tứ tung ôn luyện sẽ mất nhiều thời gian, sức lực của học sinh. “Kinh nghiệm những năm trước cho thấy, vẫn còn hiện tượng học sinh tô đáp án quá đậm hoặc quá mờ khiến mất điểm một vài câu trong toàn bài, nên các con cần luyện cách tô và mua loại bút chì 2B để nét được rõ ràng”, cô Oanh nhắn nhủ thí sinh.

Thi vào lớp 10: Bị đình chỉ thi khi nào?

Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Tuyển sinh lớp 10 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN