Thi tốt nghiệp THPT: Đề xuất không đeo khẩu trang với thí sinh bình thường
Đó là đề xuất của bác sĩ chuyên khoa II, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng với lãnh đạo UBND TP tại cuộc họp Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia TPHCM chiều ngày 31/7.
Việc đeo khẩu trang trong thời gian dài khiến học sinh mệt mỏi
Theo bác sĩ Hưng, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vốn đã áp lực nên nếu đeo khẩu trang liên tục trong 3 giờ đồng hồ để làm bài thi sẽ làm cho thí sinh áp lực, dẫn đến chất lượng bài thi bị ảnh hưởng. Thậm chí, một số thí sinh có tâm lý yếu có thể sẽ ngất xỉu ngay trong phòng thi.
“Theo quy định giãn cách xã hội, các thí sinh đã ngồi cách xa nhau, trong quá trình làm bài cũng không được trao đổi, nói chuyện nên nguy cơ lây nhiễm là rất thấp. Do đó, đối với các thí sinh bình thường, chúng ta có thể nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo chung là không nhất thiết phải đeo khẩu trang trong quá trình làm bài thi để tránh gây tâm lý cho các em”, ông Hưng đề xuất.
Vị Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cũng cho rằng, chúng ta chỉ nên bắt buộc đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển cho đến khi thí sinh ngồi yên vào vị trí thi. Sau đó, việc tháo khẩu trang hay không là tùy thuộc vào thí sinh chứ không bắt buộc phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm bài.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn TP có 115 điểm thi với 3.164 phòng thi. Tổng số thí sinh tham dự kỳ thi là 74.718 thí sinh, trong đó có 69.131 thí sinh giáo dục THPT và 5.587 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên.
Lực lượng in sao đề thi gồm 72 người, trong đó vòng 1 gồm 60 nhân sự (có 1 cán bộ Công an TP giám sát), vòng 2 gồm 3 nhân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát, vòng 3 gồm 2 nhân sự là cán bộ Công an TP. Tất cả đều được thực hiện kê khai y tế và xét nghiệm COVID-19, đảm bảo không thuộc diện F0-F4.
Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến 63 tỉnh, thành với Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia chiều 31/7
“Tất cả các điểm thi đều có bố trí phòng thi dự phòng, khi có thí sinh sốt, ho.. thì sẽ được bố trí thi tại phòng dự phòng ngay tại điểm thi chứ không di chuyển sang địa điểm khác”, ông Hiếu nói.
Ông Hiếu cũng đặt câu hỏi về việc các bài thi F1, F2 sẽ được khử khuẩn ra sao, chấm thi thế nào để đảm bảo an toàn, việc này cần sớm có hướng dẫn. Bên cạnh đó, vị Phó giám đốc Sở GD&ĐT này cũng đề nghị Sở Y tế phải liên tục cập nhật và cung cấp danh sách các thí sinh F1, F2 theo tiến độ để chủ động ứng phó.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tại TPHCM cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo cụ thể, nhất là với các vấn đề ảnh hưởng đến Quy chế thi, tính bảo mật, an toàn của kỳ thi; xây dựng và triển khai các phương án đề phòng tình huống có thể xảy ra.
Do số lượng bài thi lớn, ông Đức kiến nghị, Bộ GD&ĐT cho phép không tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi chung 10 bài thi (theo Khoản c, Mục 1, Điều 27 của Quy chế thi) mà nên chia nhỏ theo đơn vị tổ để thực hiện việc chấm chung. TPHCM nếu thực hiện theo quy chế sẽ phải tập trung trên 600 nhân sự thực hiện việc chấm chung, không đảm bảo quy định về giãn cách".
Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh cho rằng, bài thi của thí sinh F1 có thể trở trở thành nguồn...
Nguồn: [Link nguồn]