Thí sinh nơi nào bỏ xét tuyển đại học cao nhất nước

Sự kiện: Giáo dục

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, số thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.

Số liệu của Bộ GD&ĐT cũng cho thấy năm nay có 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học (ĐH) nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.

Thí sinh nơi nào bỏ xét tuyển đại học cao nhất nước - 1

Trong số này, nếu tính theo vùng miền thì tỷ lệ cụ thể như sau:

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Như vậy, miền Bắc có tỷ lệ thí sinh không nhập nguyện vọng lớn nhất cả nước. Điều này cũng dễ hiểu vì chỉ tính riêng Hà Nội, số lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT cũng chiếm gần 10% so với tổng số thí sinh trên cả nước.

Còn nếu phân chia theo khu vực, số liệu cụ thể như sau:

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Nguồn: Bộ GD&ĐT

20 địa phương có số thí sinh không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhiều nhất:

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Trong số 20 địa phương này, Kiên Giang có số lượng thí sinh không nhập nguyện vọng thấp nhất. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ giữa thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH và số thí sinh không nhập nguyện vọng thì không hẳn như thế. Năm 2022, Kiên Giang có 12.093 thí sinh vừa đăng ký thi tốt nghiệp THPT vừa đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Nhưng trong số này có tới 5.195 thí sinh không nhập nguyện vọng, tức có tới gần 43% thí sinh từ chối xét tuyển ĐH.

Trong khi đó, Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh không nhập nguyện vọng lớn nhất cả nước, 22.187 thí sinh nhưng năm 2022, toàn thành phố có 86.457 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH. Số thí sinh không nhập nguyện vọng so với số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ của Hà Nội chỉ chiếm 25,6%.

Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các khu vực ưu tiên:

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của các thí sinh không đăng ký xét tuyển (lần lượt đồ thị ngang là theo các khối D1, C0, B0, A1, và A0):

Nguồn Bộ GD&ĐT

Nguồn Bộ GD&ĐT

Bộ GD&ĐT nhận định thống kê này cho thấy điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển đều hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhất là ở các tổ hợp A00, A01 và B00 thì các mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp.

Riêng khối C00 điểm có khá hơn, tuy nhiên năm nay tổ hợp C00 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước, do vậy mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao hơn 300.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm 2022?

Điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN