Thí sinh không được miễn thi ngoại ngữ khi xét tuyển ĐH

“Học sinh phải đăng ký môn ngoại ngữ trong kỳ thi quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ”,

PGS-TS Mai Văn Trinh cho biết tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về dự thảo quy chế thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

Được đăng ký nguyện vọng sau khi thi

Ông Trinh cho biết, điểm môn thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT chỉ xét dùng tốt nghiệp THPT, không dùng để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ. Học sinh phải đăng ký môn ngoại ngữ trong kỳ thi quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Theo ông Trinh, mỗi thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT quốc gia có sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ được cấp bốn giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển.

Thí sinh không được miễn thi ngoại ngữ khi xét tuyển ĐH - 1 

“Học sinh phải đăng ký môn ngoại ngữ trong kỳ thi quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ”,


“Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng kí xét tuyển tối đa bốn đợt; mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng. Trong mỗi đợt xét tuyển, với mỗi phiếu các em lại được đăng ký tối đa bốn nguyện vọng xét tuyển vào trường đó. Cho nên cơ hội vào ĐH của các em tăng lên” – ông Trinh nói.

Ông Trinh cho biết, sau khi có kết quả thi, các thí sinh sẽ đăng ký để xét tuyển vào ĐH-CĐ theo nguyện vọng. Việc này giúp thí sinh được tuyển vào các trường ĐH-CĐ phù hợp với kết quả thi của mình và các trường tuyến sinh được những thí sinh phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, tránh rủi ro như những năm trước đây có thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH.

Vẫn có ngưỡng đảm bảo chất lượng

PGS-TS Mai Văn Trinh cũng cho biết, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ thành lập khoảng 34-35 cụm thi liên tỉnh. Với những tỉnh khó khăn. Bộ sẽ thành lập cụm thi ở địa phương cho những thí sinh chỉ xét công nhận tốt nghiệp.

“Dù cụm thi tỉnh hay hay cụm thi liên tỉnh đều diễn ra trong khuôn khổ của cùng một quy chế, cùng một quy trình kỹ thuật, dưới sự chủ trì của các trường ĐH-CĐ và các cơ sở giáo dục phổ thông” – ông Trinh khẳng định.

Việc hình thành cụm thi trên cơ sở năng lực của trường ĐH dự kiến tổ chức, năng lực đôi ngũ trường ĐH, cơ sở vật chất, sức tải của địa phương. Để đảm bảo tính ổn định của các cụm thi nên về mặt nguyên tắc các thí sinh dự thi ở các cụm thi được hoạch định từ trước. Khi quyết định các cụm thi ấy thì rõ ràng thí sinh ở cụm nào đã được xác định.

Ông Trinh cho biết, trong hình thức tuyển sinh ĐH, cho dù lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia hay tuyển sinh riêng vẫn phải chỉ ra ngưỡng đảm bảo chất lượng, bởi vì hiện nay quy mô các trường ĐH chưa đáp ứng nhu cầu học tập  chung của thí sinh, nên phải chọn lựa, mà muốn chọn lựa thì phải có tiêu chí rõ ràng.

Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7-2015 để đáp ứng nguyện vọng của thí sinh, giáo viên và nhà trường để các em ôn tập, có kết quả tốt hơn, không phải điều chỉnh lịch giảng dạy và kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10.

Quy đổi sang thang điểm 20

Về đề thi, ông Trinh cho biết sẽ ra theo hướng tiếp cận năng lực như đề thi năm 2014, năm nay do một kỳ thi hai mục đích nên đề thi sẽ có sự phân hóa cao hơn.

Ông Trinh nhấn mạnh, một điểm mới của kỳ thi năm nay là sẽ mở rộng thang điểm 10 sang thang điểm 20 để giúp chấm thi phân hóa thí sinh chi tiết hơn, hỗ trợ tốt hơn cho công tác xét tuyển thí sinh vào các tường ĐH-CĐ.

Trong xét tốt nghiệp năm nay tiếp tục duy trì việc phối hợp kết quả học tập lớp 12 và kết quả thi để xét tốt nghiệp cho các em, tạo điều kiện khắc phục tình trạng học lệch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu - Tất Định ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN