Thí sinh không còn mặn mà với trường công lập?
Trong khi hàng loạt trường công lập đang tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung thì nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã tuyển đủ chỉ tiêu, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Chốt sổ tuyển sinh
Ngày 12/10, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM (UEF) cho biết, đã có thông báo không xét bổ sung theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Theo công bố trước đó vào hôm 4/10, mức điểm trúng tuyển đợt 1 của phương thức này dao động từ 19 - 24 điểm, cao hơn mức điểm nhận hồ sơ từ 1 - 6 điểm tùy ngành. Trong đó, điểm trúng tuyển cao nhất là 24 ở ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Các ngành Kinh doanh quốc tế, Marketing có mức điểm trúng tuyển là 23, các ngành còn lại dao động từ 19 - 22 điểm.
Bên cạnh thông báo không xét tuyển bổ sung, trường cũng công bố mức điểm trúng tuyển của phương thức xét tuyển học bạ THPT đợt 10/10. Đây cũng là đợt xét tuyển cuối của kỳ tuyển sinh 2020. Được biết, mức điểm trúng tuyển dao động từ 21 - 25 điểm theo phương thức xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn. Điểm trúng tuyển phương thức học bạ xét theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ từ 35-42 điểm. Như vậy, điểm các ngành trúng tuyển theo phương thức học bạ 5 học kỳ đợt này tăng cao nhất là 8 điểm ở ngành Quan hệ công chúng, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Đối với phương thức học bạ theo tổ hợp 3 môn, điểm trúng tuyển tăng từ 1 - 5 điểm tùy ngành.
Thí sinh ngày càng ưa chuông trường ngoài công lập.
TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH) cũng cho biết, trường đã chốt sổ tuyển sinh do đã tuyển đủ chỉ tiêu và đang chuẩn bị cho tân sinh viên khai giảng năm học mới sau khi các bạn nhập học. Trước đó, Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) công bố điểm trúng tuyển của phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đối với 45 ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy.
Theo đó, điểm trúng tuyển các ngành dao động từ 18 - 22 điểm. Trong đó, ngành Dược có điểm trúng tuyển cao nhất với 22 điểm (tăng 1 điểm so với điểm sàn xét tuyển quy định dành cho khối ngành Sức khỏe). Kế đó là các ngành Kinh doanh quốc tế, Thiết kế thời trang, Kiến trúc, Hệ thống thông tin quản lý với 20 điểm (tăng 2 điểm so với điểm sàn xét tuyển). Các ngành còn lại đều có mức điểm trúng tuyển 18 - 19 điểm, tăng ít nhất 2 điểm so với mức điểm trúng tuyển năm 2019 (khoảng 16 - 22 điểm tuỳ ngành).
Trong khi đó, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn đã ngưng nhận hồ sơ tuyển sinh tất cả các ngành đào tạo như Quản trị khách sạn, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn từ ngày 23/9. Nguyên nhân, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu.
Do chất lượng đào tạo
Theo các chuyên gia, học phí cao là rào cản khiến các trường đại học ngoài công lập khó thu hút sinh viên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm đó đã thay đổi khi chi phí lớn mang lại một hiệu quả giáo dục cao. Đây cũng là mục đích mà các trường đại học ngoài công lập đang hướng đến và làm ngày một tốt hơn.
Lê Thị Quỳnh Mai (năm thứ hai, trường ĐH Hoa Sen) cho biết, cô từng đắn đo giữa trường ngoài công lập và công lập. Cuối cùng, chọn trường ĐH Hoa Sen và tới giờ, Mai khẳng định mình không lựa chọn sai. Mai nói rằng, mình rất thích cách đào tạo gắn liền với thực tế của trường, trải nghiệm thực tế của Mai phong phú hơn các bạn cùng chuyên ngành ở các trường công lập.
Chuyên gia tuyển sinh Mai Văn Cường nói rằng, việc ngày càng nhiều phụ huynh, thí sinh lựa chọn trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là một tín hiệu tốt. Không ít sinh viên các trường tư thục, dân lập năng động hơn so với công lập. Do đó, tỷ lệ ra trường kiếm được việc làm cao hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Kết thúc đợt 1 tuyển sinh đại học bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học đã “chốt...