Thí sinh gây tranh cãi khi đăng ký… 24 nguyện vọng

Tờ phiếu đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ cho thấy nhiều thí sinh đăng ký tới 20, 30 nguyện vọng. Cá biệt, có em đăng ký tất cả các ngành cùng một trường.

Tờ phiếu đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ cho thấy nhiều thí sinh đăng ký tới 20, 30 nguyện vọng. Cá biệt, có em đăng ký tất cả các ngành cùng một trường.

Thí sinh gây tranh cãi khi đăng ký… 24 nguyện vọng - 1

Tờ phiếu thí sinh đăng ký 24 nguyện vọng tất cả các ngành cùng trường

Từ ngày 1-4 đến ngày 20-4, thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2018. Trong khi nhiều thí sinh đã xác định ngành, nghề thích hợp và hoàn thành việc đăng ký ngay từ những ngày đầu tiên, nhiều thí sinh vẫn loay hoay với việc ngành, nghề, trường dẫn đến đăng ký tràn lan.

Mới đây, trên mạng xã hội và trang tuyển sinh một số trường THPT lan truyền hình ảnh về tờ đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ với hàng chục nguyện vọng của thí sinh.

Đa số tờ đăng ký cho thấy thí sinh đã xác định được ngành, nghề yêu thích, nên đăng ký hàng chục trường có đào tạo ngành đó. Trong khi đó, đáng chú ý nhất vẫn còn vài thí sinh đăng ký vào tất cả các ngành của một trường, bất chấp việc bản thân có phù hợp và yêu thích hay không. Dù chưa rõ thực hư tờ phiếu đăng ký này có được đem đi nộp vào các trường đại học hay không nhưng nó đã thu hút rất nhiều ý kiến bàn luận và chia sẻ, cảnh báo của giới học sinh, sinh viên. 

Nhiều người bình luận rằng thí sinh đã được trao quyền đăng ký nguyện vọng không giới hạn, nên hãy để các em tự quyết định tương lai của mình. Đa số thí sinh khác cho rằng với mức phí 30.000 đồng/ nguyện vọng, chủ nhân các tờ phiếu này đang thực sự làm lãng phí tiền bạc của gia đình do hiếm có trường nào xét tuyển hơn 4-5 đợt.

Thí sinh gây tranh cãi khi đăng ký… 24 nguyện vọng - 2

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết thực sự các em vẫn còn cơ hội để thay đổi nguyện vọng của bản thân nên không nhất thiết phải đăng ký quá nhiều trường như vậy cho một ngành. "Thí sinh nên lập danh sách các trường phù hợp với mình về điểm trúng tuyển hàng năm, học phí, điều kiện sinh hoạt, chính sách hỗ trợ… và sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Các trường phù hợp nhất và có điểm cao hơn năng lực của mình một chút ở ưu tiên đầu tiên và cứ như thế giảm dần về điểm thì các em sẽ có cơ hội trúng tuyển cao và vào các trường phù hợp với bản thân hơn", ông Sơn nói. 

Chuyên gia tư vấn, hướng nghiệp này cũng cảnh báo thí sinh tránh tình trạng các em hối hận vì vào các trường không phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình mình.

Thí sinh gây tranh cãi khi đăng ký… 24 nguyện vọng - 3

Thí sinh gây tranh cãi khi đăng ký… 24 nguyện vọng - 4

Thí sinh gây tranh cãi khi đăng ký… 24 nguyện vọng - 5

"Còn các em đăng ký quá nhiều ngành trong một trường thì cần xem lại công tác chọn ngành của mình, các em cần nghiêm túc trong việc chọn ngành của mình để tránh sự lãng phí trong tương lai", ông cho hay. Chuyên gia này nói rằng trong quá trình các em nộp hồ sơ, vai trò hướng dẫn của các giáo viên của nhà trường THPT rất quan trọng. Do đó, các thầy cô cần tư vấn thêm cho các em để các em nghiêm túc trong việc đăng ký ngành nghề và trường, nếu không sẽ làm lãng phí tương lai của mình.

"Qua vấn đề trên, có thể thấy công tác hướng nghiệp và tuyển sinh trong những năm vừa qua đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn còn không ít các em chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Kỹ năng mềm của các em thật sự có vấn đề", ông Sơn nhận xét.

Công bố hệ thống thông tin hỗ trợ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học 2018

Bộ GD&ĐT vừa chính thức thông báo về hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê THoa (Người Lao Động)
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN