Thí sinh chưa trúng tuyển vẫn còn cơ hội vào các ngành mà mình yêu thích?
Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ GD&ĐT đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong xét tuyển ĐH là 15,5 điểm với tất cả các khối. Đây được coi là mức điểm sàn cao “kỷ lục” trong vòng 13 năm qua.
Vì điểm sàn tăng cao nên xu hướng điểm chuẩn vào các trường ĐH mà nhất là những ngành hot cũng sẽ có xu hướng tăng. Điều đó khiến nhiều thí sinh có mức điểm trung bình khá hoang mang không biết mình còn cơ hội vào các ngành mà mình yêu thích hay không?
Thí sinh chưa trúng tuyển vẫn còn cơ hội vào các ngành mà mình yêu thích
Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, ngày 17.7 tới, tất cả các trường THPT phải thực hiện việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.
Thí sinh tham gia thi THPT quốc gia cũng sẽ nhận giấy kết quả tại trường THPT mà mình đã theo học. Giấy chứng nhận kết quả thi là một trong những chìa khóa không thể thiếu nếu các em muốn vào các trường ĐH.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT chia sẻ: “Giấy chứng nhận kết quả thi chính là phương tiện để các em thí sinh xác nhận mình có nhập học sau khi trúng tuyển hay không.
Đối với các em vừa đăng kí xét tuyển vào các trường bằng học bạ vừa đăng kí xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia nên lưu ý giấy chứng nhận kết quả thi có tính chất xác nhận nhập học chỉ 1 lần.
Các trường xét tuyển theo học bạ sẽ yêu cầu các thí sinh phải xác nhận nhập học và nộp giấy chứng nhận kết quả thi trước khi các trường xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia công bố điểm chuẩn. Vì thế, khi các em đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học với hình thức xét qua học bạ thì các em sẽ mất cơ hội nhập học nếu trúng các trường xét bằng điểm”.
Được biết, theo đúng quy chế thi THPT quốc gia, thí sinh đã trúng tuyển vào các trường ĐH ngay nguyện vọng 1 sẽ phải nhanh chóng nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho cơ sở mà mình quyết định nhập học.
Thời hạn cuối cùng để nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học là ngày 19.8. Sau thời hạn trên, thí sinh nào không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi thì coi như đã từ chối việc nhập học và nhà trường sẽ tiến hành xét các nguyện vọng bổ sung (nếu có).
Được biết, sau ngày 19.8 các trường sẽ thống kê số lượng thí sinh chính thức nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. Kỳ tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT không hạn chế nguyện vọng của thí sinh nên những ngành hot của những trường top trên có số lượng thí sinh đăng ký lớn nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng thí sinh ảo.
Hơn nữa, cũng có nhiều thí sinh nghe ngóng, dù trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không nộp giấy chứng nhận kết quả thi và chờ nguyện vọng 2. Vì thế, sẽ xảy ra tình trạng nhiều trường top trên không tuyển chỉ tiêu ở nguyện vọng 1.
Chính vì thế, thí sinh chưa trúng tuyển ở nguyện vọng 1 vẫn còn nhiều cơ hội được xét tuyển vào các ngành mà mình yêu thích.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: 15,5 là số điểm cao nhất trong 13 năm qua cho tất cả khối thi, chưa kể điểm ưu tiên...