Thí sinh bất ngờ với đề thi đại học môn Văn khối C
Trong đề thi môn Văn khối C có hỏi đến vẻ đẹp của sông Hương và khổ thơ Đò Lèn. Đây là hai câu hỏi thí sinh ít ôn luyện, thậm chí có người còn bỏ trống câu hỏi 5 điểm.
Ghi nhận của phóng viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, nhiều thí sinh nhận định đề thi Văn không dễ, để đạt điểm 7 hoặc 8 sẽ rất khó.
Đề thi môn Văn khối C
Thí sinh Nguyễn Thị Hồng Phương (quê ở Nam Định, dự thi khối C, ngành Báo chí) cho biết, Phương khá bất ngờ với đề thi môn Văn năm nay. Trong đề thi có 3 câu hỏi nhưng có hai câu hỏi khiến nhiều thí sinh bối rối khi làm.
“Ở câu hỏi 1, đề thi cho đoạn thơ trong tác phẩm Đò Lèn của tác giả Nguyễn Duy sau đó hỏi xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ; các từ “lảo đảo”, “thập những” có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà… Đây là tác phẩm chúng em được học, nhưng lại ít ôn luyện. Phần lớn thí sinh không để ý đến tác phẩm này trước khi đi thi. Em chỉ hoàn thiện được khoảng 70% phần bài làm” - Phương nói.
Thí sinh ra về sau giờ thi môn Văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
Phương cho biết thêm, đặc biệt trong đề thi Văn có câu hỏi 5 điểm hỏi về hình tượng sông Hương trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông hương” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm này dù nằm trong chương trình học nhưng ít học sinh để ý đến. Trong phần bài làm, Phương có bình luận về hai ý “Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng tình tứ”, “Vẻ đẹp đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử” nhưng không được sâu, hết ý.
“Trước ngày thi, chúng em đều tập trung ôn luyện những tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt hoặc thơ có bài Đất nước, Tây Tiến, Việt Bắc... chứ không nghĩ đến hai tác phẩm trên. Khi đọc xong đề thi môn Văn em khá bất ngờ, bối rối”, Phương nói.
Bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng buồn, thí sinh Nguyễn Quang Ninh (quê ở Thái Nguyên, dự thi khối C, khoa Sử) cho hay, câu 1 hỏi về tác phẩm Đò Lèn, Ninh làm không được tốt. “Riêng câu 3 (5 điểm) hỏi về hình tượng sông Hương em bỏ trống không làm. Câu hỏi này em không ôn luyện nên chẳng nhớ gì. Em nghĩ điểm thi môn Văn sẽ dưới trung bình”, Ninh nói.
Theo Ninh, trong đề có câu hỏi 2 khá hay, câu hỏi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”, trích trong tác phẩm “Đời thừa” của tác giả Nam Cao.
Câu này Ninh làm tốt. Trong phần bài làm, Ninh đã nêu nổi bật hai ý, nước mạnh phải là nước biết giúp đỡ người khác. Ví dụ như Nhật Bản cũng là một nước lớn, nhưng đã giúp Việt Nam trong việc hỗ trợ vốn ODA. Còn ý thứ hai, Ninh liên tưởng tới nước Trung Quốc, cũng là một nước lớn nhưng lại hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ninh đã lên án mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc.
Nhiều thí sinh vui vẻ sau môn thi cuối cùng
Tại TP.HCM, trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, điểm thi trường ĐH Ngoại ngữ & Tin học, nhiều thí sinh cho rằng, câu đầu tiên của đề văn khối C thực sự gây khó cho thí sinh. Bởi tác phẩm “Đò Lèn” là phần nằm trong bài đọc thêm, yêu cầu cho câu hỏi này cũng khá mới so với đề thi năm trước khi thí sinh phải xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng dụng trong đoạn thơ, ngoài ra, các thí sinh còn phải phân tích được sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức được cho trong đoạn thơ…
Thí sinh Đặng Thị Mộng Lành (Bến Tre, dự thi ngành Địa lý học trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) chia sẻ: “Đề thi năm nay khá lạ, đặc biệt là câu số 1. Thực sự từ trước tới giờ, bọn em chưa gặp đề thi nào theo dạng thế này nên cũng có đôi chút bỡ ngỡ. Đề thi cũng không quá dài nên chỉ cần 2/3 thời gian là em đã có thể hoàn thành bài thi”.
Sinh viên tình nguyện chăng dây duy trì trật tự tại điểm thi trường ĐH Ngoại ngữ & Tin học, TP.HCM
Thí sinh Trần Thị Thảo Ly, thi vào ngành Sư phạm mần non chia sẻ: “Câu số 2 khá bất ngờ và lý thú khi đề cập đến tư tưởng sống của các bạn trẻ. Với câu hỏi này, em được bày tỏ những suy nghĩ của bản thân, rằng trong giai đoạn hiện nay, thanh niên không nên sống cho bản thân, mà phải biết cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội và những người xung quanh. Trong bài làm của mình, em cũng cho rằng thanh niên Việt Nam nên đặt ra cho mình những chuẩn mực và mục tiêu để cố gắng hoàn thành, tận hưởng những kết quả mà nó mang lại chứ không nên mơ mộng hay chờ đợi những gì sẵn có mà cuộc sống mang lại”.
Đề thi Ngữ văn độc đáo, mới lạ Thầy Phạm Hữu Cường - Tiến sỹ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội đánh giá ddề thi ĐH môn Ngữ văn, cách ra đề hay, đơn giản hóa đề thi. Đề thi có điểm mới, tạo thích thú cho thí sinh. Câu một khác so với mọi năm khi yêu cầu, đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng đọc hiểu và tích hợp các ký năng trình bày. Đề có ý nghĩa hay với tuổi trẻ, một đề lay động ý thức, tình cảm, trách nhiệm với tuổi trẻ (khối C). Một đề lay động tình cảm, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với gia đình(khối D). Phần đọc hiểu hoàn toàn mới so với mọi năm, mọi năm đề có tính chất tái hiện kiến thức. Thí sinh phần lớn chép trong tài liệu, nhất là những ngành tiêu cực. Với dạng đề đọc hiểu đòi hỏi khả năng sáng tạo, vận dụng nhiều hơn, khả năng cảm thụ văn học, cách sử dụng tiếng Việt, cách viết một văn bản ngắn theo chủ đề, cảm xúc, suy nghĩ theo lứa tuổi mình. Câu nghị luận xã hội (Khối C) mượn một câu trong tác phẩm Đời Thừa – Nam Cao yêu cầu học sinh chiếm lĩnh được sức mạnh của mỗi người, của Đất nước. Yêu cầu của đề rất hay bởi đề động chạm tới lòng nhân ái, chống lại thói sống ích kỷ, đồng thời liên quan tới mối quan hệ nước lớn nước nhỏ hiên nay, tình hình Việt Nam – Trung Quốc Câu nghị luận xã hội của đề khối D gây được sự thích thú cho thí sinh. Bàn về vấn đề “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” liên quan tới tuổi trẻ, đòi hỏi lưa chọn thế nào sống cho tốt biết đóng góp cho đất nước. Nhất là tình hình thực tế hiện nay, cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, chứ không thể hưởng thụ. Học sinh biết liên hệ sẽ làm bài rất tốt. Đây là hai dạng câu hỏi mang tính thời sự hiện nay và cũng là dạng câu hỏi giúp phân loại được thí sinh. Câu 3 ở cả hai khối yêu cầu bình luận văn học, đề bám sát chương trình, không ra ngoài phạm vi chương trình học chất văn khơi gợi sự sáng tạo của thí sinh. “Với đề thi năm nay, thí sinh học lực trung bình chỉ đạt 5-6 điểm, khá đạt 8điểm, với học sinh giỏi có thể đạt 9.5 điểm”. Tiến sĩ Cường nhận định. Hồng Anh |
Để nhận ngay Đáp án Đại học môn VAN khối C năm 2014, soạn tin: Xem chi tiết Bấm đây! |