Theo dõi 14 đứa trẻ trong 49 năm, trẻ thông minh không phải do IQ mà là ''2 chữ này''
Trí thông minh của một đứa trẻ không phải là do bẩm sinh mà còn phụ thuộc phần lớn vào quá trình chúng phấn đấu, luyện tập.
Trong bộ phim tài liệu "7 năm cuộc đời", có tựa đề tiếng Anh "The Up Series", được sản xuất bởi Đài truyền hình Granada, kể về cuộc sống của 14 đứa trẻ ở Anh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau kể từ năm 1964, lúc chúng 7 tuổi. Bộ phim này có 9 tập, 1 tập kéo dài trong 7 năm, tổng cộng mất 56 năm hoàn thành.
Sau khi bộ phim kết thúc, đạo diễn và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, dù giàu hay nghèo, muốn thay đổi vận mệnh của mình, con đường dễ dàng nhất mà mọi người nên theo được đúc kết trong 2 chữ: "Tự giác".
Vì sao trẻ em thường ít có tính tự giác?
Tự kỷ luật bản thân là lối thoát duy nhất dành cho những người bình thường muốn đột phá, thay đổi vận mệnh của mình, quyết định chất lượng cuộc sống sau này. Những đứa trẻ không có tính tự giác hay kỷ luật, chắc chắn tương lai sẽ chỉ là một người tầm thường trong biển người.
Những nghiên cứu cho thấy, 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành những hành vi tốt. Không có đứa trẻ nào sinh ra đã có tính tự giác, thói quen này cần được cha mẹ vun đắp ngay từ khi còn nhỏ.
Ảnh minh họa.
Cô Trần ở Trung Quốc chia sẻ trong chương trình "Super Father" rằng, mình có một đứa con gái 7 tuổi hay kém tập trung, không có ý thức về thời gian, không biết tự giác. Khi tìm hiểu, người ta phát hiện ra cách dạy con của cô có vấn đề. Chẳng hạn như khi cô bé đang chơi, cô Trần liên tục nhắc nhở con gái mình làm bài tập về nhà, cứ 5 phút nhắc 1 lần. Trong khi con gái cô đang chuẩn bị học, cô Trần cứ chỉ tay vào đồng hồ, nói đi nói lại rằng "bây giờ là mấy giờ rồi con có biết không".
Cô bé có vẻ ngoan ngoãn nghe lời mẹ lúc đó, nhưng khi đến trường lại hoàn toàn không tự giác học và mất kiểm soát mọi thứ.
Các nhà chuyên môn giáo dục chỉ ra, căn nguyên tính tự giác kém của con gái cô Trần là do người mẹ đã kiểm soát quá mức. Người mẹ lên kế hoạch mọi thứ, khiến đứa trẻ hoàn toàn mất đi tính tự giác của bản thân.
Hình thành tính tự giác cho trẻ như thế nào?
Để một đứa trẻ có thói quen tự giác trong mọi việc không phải là chuyện khó. Vấn đề là, thói quen này phải được cha mẹ áp dụng một cách nghiêm túc vào con cái ngay từ nhỏ.
Có một người phụ nữ từng được hỏi rằng: "Nếu quay ngược thời gian, bạn muốn quay lại vào lúc nào và muốn nhắn nhủ gì với bản thân vào thời điểm đó?". Người này đã trả lời: "Tôi muốn quay lại lúc 10 tuổi, để nhắn nói với chính mình rằng tự kỷ luật bản thân ngày hôm nay sẽ mang đến thành công trong tương lai".
Ảnh minh họa.
Cô chia sẻ thêm rằng, ngay từ năm 3 tuổi, cô được cha mẹ yêu cầu tập đàn 3 tiếng mỗi ngày. Lúc đó, cô cảm thấy rất mệt và quá sức, nhưng cha mẹ lại nói rằng: "Hôm nay con tập đàn thế nào, tập mấy tiếng như vậy có đau tay không, không quan trọng hôm nay con chơi ít hay nhiều, miễn là con phải kiên trì và chăm chỉ luyện tập mỗi ngày".
Cô từng nghĩ cha mẹ đã quá khắt khe với mình khi còn nhỏ, nhưng bây giờ cô rất biết ơn họ. Chính sự nghiêm khắc ấy đã giúp cô hình thành thói quen tự giác, tự kỷ luật, giúp ích rất nhiều sau này.
Nếu con cái không có tính tự giác, chúng cần sự định hướng đúng đắn từ cha mẹ mình. Tính tự giác không phải tự nhiên mà có, nó đòi hỏi khả năng học hỏi và nâng cao liên tục. Đặt ra các quy tắc là cách duy nhất để trau dồi tính tự giác của trẻ.
Michelle Obama, phu nhân của cựu tổng thống Mỹ đã kể một câu chuyện như vậy: Khi còn nhỏ, cha mẹ sẽ đưa ra những quy tắc cho cô và anh trai. Ví dụ, người mẹ sẽ hỏi: ''Sau khi đi học về, con nghĩ bản thân nên làm gì tiếp theo?"
Sau khi suy nghĩ và đưa ra câu trả lời, cha mẹ của Michelle Obama không bao giờ nhắc nhỏ con gái mình phải làm cái này, làm cái khác. Cô cảm nhận được sự tin tưởng của cha mẹ nên càng quyết tâm tự giác làm đúng những gì đã quyết định trước đó.
Sau này, cô nói một cách biết ơn: "Mẹ đã tin tưởng tôi có thể tuân thủ các quy tắc mình đặt ra, đó là cách giáo dục khiến tôi ý thức được bản thân nên làm gì để đáp lại lòng tin ấy".
Việc đưa ra các quy tắc với trẻ, thỉnh thoảng nhắc nhỏ một cách nhẹ nhàng nhưng không can thiệp sẽ giúp trẻ có ý thức kiểm soát được hành vi của mình, hình thành tính tự giác mỗi ngày.
Cha mẹ đừng vội cho rằng trẻ bị bẩn sẽ dễ bị bệnh, trên thực tế nó mang tới rất nhiều yếu tố tích cực trong việc...
Nguồn: [Link nguồn]